Trạm cấp cứu trên đường cao tốc thực hiện những nhiệm vụ gì? Việc thu chi phí cho hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông được thực hiện như thế nào?
Trạm cấp cứu trên đường cao tốc thực hiện những nhiệm vụ gì?
Theo Điều 5 Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về nhiệm vụ của trạm cấp cứu trên đường cao tốc như sau:
Nhiệm vụ của trạm cấp cứu trên đường cao tốc
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu cho người tham gia giao thông bị tai nạn theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT ngày 21 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
2. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trạm cấp cứu thực hiện báo cáo định kỳ 06 tháng hoặc báo cáo đột xuất về hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc với Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Theo đó, nhiệm vụ của trạm cấp cứu trên đường cao tốc được quy định như sau:
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nhiệm vụ thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu cho người tham gia giao thông bị tai nạn theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc ban hành kèm theo Quyết định số 01/2008/QĐ-BYT Bộ trưởng Bộ Y tế;
Ngoài ra, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trạm cấp cứu thực hiện báo cáo định kỳ 06 tháng hoặc báo cáo đột xuất về hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc với Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cấp cứu trên đường cao tốc (Hình từ Internet)
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bị tai nạn giao thông trên đường cao tốc có những trách nhiệm gì?
Theo Điều 6 Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bị tai nạn giao thông như sau:
Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận người bị tai nạn giao thông
1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tùy thuộc vào phạm vi chuyên môn kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm tổ chức việc kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tai nạn giao thông.
2. Trường hợp vượt quá khả năng phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật, cơ sở phải chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên môn phù hợp để điều trị. Trong trường hợp này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bị tai nạn giao thông cho đến khi người bị tai nạn giao thông được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
Theo đó, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tùy thuộc vào phạm vi chuyên môn kỹ thuật được cấp có thẩm quyền phê duyệt có trách nhiệm tổ chức việc kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bị tai nạn giao thông.
Trường hợp vượt quá khả năng phạm vi hoạt động chuyên môn kỹ thuật, cơ sở phải chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có chuyên môn phù hợp để điều trị. Trong trường hợp này, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu, theo dõi, chăm sóc, điều trị người bị tai nạn giao thông cho đến khi người bị tai nạn giao thông được chuyển đi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.
Việc thu chi phí cho hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông trên đường cao tốc được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư 49/2016/TT-BYT quy định về chi phí cho hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông như sau:
Chi phí cho hoạt động cấp cứu tai nạn giao thông
1. Đối với người bị tai nạn giao thông có thẻ bảo hiểm y tế, chi phí vận chuyển người bệnh, sơ cứu, cấp cứu thực hiện theo quy định tại Thông tư 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
2. Đối với người bị tai nạn giao thông không có thẻ bảo hiểm y tế, cơ sở y tế vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người bị tai nạn giao thông. Sau khi sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn giao thông, cơ sở mới thực hiện thu phí vận chuyển người bệnh, phí sơ cứu, cấp cứu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước hoặc giá niêm yết đối với bệnh viện tư nhân.
Theo đó, đối với người bị tai nạn giao thông có thẻ bảo hiểm y tế, chi phí vận chuyển người bệnh, sơ cứu, cấp cứu thực hiện theo quy định tại Thông tư 40/2015/TT-BYT của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Đối với người bị tai nạn giao thông không có thẻ bảo hiểm y tế, cơ sở y tế vẫn phải thực hiện việc sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người bị tai nạn giao thông. Sau khi sơ cứu, cấp cứu người bị tai nạn giao thông, cơ sở mới thực hiện thu phí vận chuyển người bệnh, phí sơ cứu, cấp cứu theo giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhà nước hoặc giá niêm yết đối với bệnh viện tư nhân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?