Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định khi đưa vào hoạt động cần đáp ứng những yêu cầu gì? Và trạm hoạt động vào thời gian nào?
Trạm kiểm tra tải trọng xe gồm các loại trạm nào và là nơi dùng để thực hiện những việc gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 51 Luật Giao thông đường bộ 2008, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 quy định như sau:
Bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, trạm kiểm tra tải trọng xe, trạm thu phí đường bộ
...
4. Trạm kiểm tra tải trọng xe là nơi cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn đường bộ; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá khổ giới hạn, quá tải trọng cho phép của đường bộ và xe bánh xích lưu hành trên đường bộ, được xây dựng theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
...
Đồng thời, tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT giải thích như sau:
Trạm kiểm tra tải trọng xe gồm Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định, Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động (sau đây gọi là Trạm) là nơi cơ quan quản lý đường bộ thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn đường bộ; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường, quá trọng tải cho phép tham gia giao thông và xe bánh xích lưu hành trên đường bộ.
Cơ quan quản lý đường bộ là Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ, Cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là Sở Giao thông vận tải).
Theo đó, Trạm kiểm tra tải trọng xe gồm Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định, Trạm kiểm tra tải trọng xe lưu động (sau đây gọi là Trạm).
Trạm kiểm tra tải trọng xe là nơi Tổng cục Đường bộ Việt Nam, Cục Quản lý đường bộ, Cơ quan chuyên môn về giao thông vận tải thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (sau đây gọi là Sở Giao thông vận tải) thực hiện việc thu thập, phân tích, đánh giá tác động của tải trọng xe, khổ giới hạn xe đến an toàn đường bộ; kiểm tra, xử lý vi phạm đối với xe quá tải trọng, quá khổ giới hạn của cầu, đường, quá trọng tải cho phép tham gia giao thông và xe bánh xích lưu hành trên đường bộ.
Kiểm tra tải trọng xe (Hình từ Internet)
Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định khi đưa vào hoạt động cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định về yêu cầu của Trạm kiểm tra tải trọng xe khi đưa vào hoạt động như sau:
Yêu cầu của Trạm kiểm tra tải trọng xe khi đưa vào hoạt động
1. Đáp ứng Quy chuẩn Trạm kiểm tra tải trọng xe.
2. Có thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về đo lường.
3. Dữ liệu kết quả của Trạm (trừ dữ liệu kết quả của cân xách tay) phải được kết nối với hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Theo đó, Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định khi đưa vào hoạt động phải đáp ứng Quy chuẩn Trạm kiểm tra tải trọng xe, có thiết bị cân kiểm tra tải trọng xe đáp ứng các yêu cầu theo quy định của pháp luật về đo lường và dữ liệu kết quả của Trạm (trừ dữ liệu kết quả của cân xách tay) phải được kết nối với hệ thống quản lý dữ liệu kiểm tra tải trọng xe của Tổng cục Đường bộ Việt Nam.
Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định do cơ quan quản lý đường bộ quản lý, vận hành hoạt động vào thời gian nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Thông tư 34/2021/TT-BGTVT quy định về hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định do cơ quan quản lý đường bộ quản lý, vận hành như sau:
Hoạt động của Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định do cơ quan quản lý đường bộ quản lý, vận hành
1. Trạm hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ. Trường hợp vì lý do sự cố kỹ thuật hoặc thiên tai, Trạm phải tạm ngừng hoạt động, đơn vị trực tiếp quản lý Trạm phải có văn bản (hoặc gửi qua Fax, thư điện tử) báo cáo ngay cho cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp quản lý Trạm; thời gian báo cáo không chậm quá 01 ngày kể từ khi Trạm tạm ngừng hoạt động.
2. Người trực tiếp vận hành Trạm kiểm tra tải trọng xe được Cơ quan quản lý đường bộ bố trí phải đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ theo quy định tại Điều 8 Thông tư này.
3. Lực lượng chức năng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính sử dụng kết quả thu được từ Trạm kiểm tra tải trọng xe để phát hiện, xác định vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính theo quy định.
Theo đó, Trạm hoạt động 24/24 giờ vào tất cả các ngày trong tuần, kể cả ngày nghỉ và ngày lễ.
Trường hợp vì lý do sự cố kỹ thuật hoặc thiên tai, Trạm phải tạm ngừng hoạt động, đơn vị trực tiếp quản lý Trạm phải có văn bản (hoặc gửi qua Fax, thư điện tử) báo cáo ngay cho cơ quan quản lý đường bộ trực tiếp quản lý Trạm; thời gian báo cáo không chậm quá 01 ngày kể từ khi Trạm tạm ngừng hoạt động.
Lưu ý, có thể xem văn bản hợp nhất các quy định được sửa đổi bổ sung nêu trên tại Văn bản hợp nhất 15/VBHN-VPQH năm 2019 hợp nhất Luật Giao thông đường bộ do Văn phòng Quốc hội ban hành. (Lưu ý văn bản hợp nhất không phải là văn bản quy phạm pháp luật, không được dùng làm căn cứ).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?
- Lời cảm ơn cuối năm dành cho khách hàng, đối tác ngắn gọn, ý nghĩa? Để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng, trước tiên cần làm gì?
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?