Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tự động 1 cấp cân là gì? Việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua trạm nào?
- Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tự động 1 cấp cân là gì? Việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua trạm nào?
- Các bộ phận tối thiểu bắt buộc phải có của trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tự động 1 cấp cân?
- Việc thiết kế Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tự động 1 cấp cân cần đáp ứng yêu cầu nào theo QCVN 66:2024/BGTVT?
Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tự động 1 cấp cân là gì? Việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua trạm nào?
Căn cứ theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2024/BGTVT về Trạm kiểm tra tải trọng xe ban hành kèm Thông tư 28/2024/TT-BGTVT quy định như sau:
2. Quy định kỹ thuật
2.1. Trạm KTTTX cố định tự động 1 cấp cân
2.1.1. Việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua Trạm KTTTX cố định tự động 1 cấp cân.
2.1.2. Trạm KTTTX cố định tự động 1 cấp cân là trạm được trang bị hệ thống thiết bị cân động lắp đặt cố định ở một vùng cân để tự động đo lường khối lượng xe khi đi qua vùng cân nhằm thu thập, phân tích, đánh giá dữ liệu về tải trọng xe, xác định trực tiếp và chính xác tải trọng trục xe, khối lượng toàn bộ của xe tham gia giao thông trên đường bộ để xử lý đối với xe quá tải trọng cho phép của đường bộ; có thể đo lường độ dài tự động về kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) để thu thập, phân tích, đánh giá tác động của xe quá khổ.
Như vậy, trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tự động 1 cấp cân được hiểu là trạm được trang bị hệ thống thiết bị cân động lắp đặt cố định ở một vùng cân để tự động đo lường khối lượng xe khi đi qua vùng cân nhằm thu thập, phân tích, đánh giá dữ liệu về tải trọng xe, xác định trực tiếp và chính xác tải trọng trục xe, khối lượng toàn bộ của xe tham gia giao thông trên đường bộ để xử lý đối với xe quá tải trọng cho phép của đường bộ.
Đồng thời, có thể đo lường độ dài tự động về kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) để thu thập, phân tích, đánh giá tác động của xe quá khổ.
Theo đó,việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tự động 1 cấp cân.
Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tự động 1 cấp cân là gì? Việc kiểm tra tải trọng xe trên đường bộ được thực hiện thông qua trạm nào? (Hình từ Internet)
Các bộ phận tối thiểu bắt buộc phải có của trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tự động 1 cấp cân?
Theo tiểu mục 2.2 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2024/BGTVT về Trạm kiểm tra tải trọng xe ban hành kèm Thông tư 28/2024/TT-BGTVT quy định quy mô của Trạm KTTTX cố định tự động 1 cấp cân như sau:
2.2. Quy mô của Trạm KTTTX cố định tự động 1 cấp cân
2.2.1. Các bộ phận tối thiểu bắt buộc phải có:
2.2.1.1. Hệ thống cân động có khả năng cân động ở tốc độ thấp và cân động ở tốc độ cao;
2.2.1.2. Hệ thống camera nhận diện biển số xe (biển số trước, biển số sau), giám sát làn (chụp hình ảnh phía trước, hình ảnh phía sau và hình ảnh thân xe, phát hiện vi phạm quy tắc giao thông đường bộ của phương tiện) và giám sát toàn cảnh (giám sát bảo vệ an ninh, trật tự và giao thông vùng cân);
2.2.1.3. Hệ thống phần mềm xử lý dữ liệu cân và phần mềm tự động nhận diện biển số xe qua hình ảnh camera;
2.2.1.4. Máy chủ và hệ thống lưu trữ;
2.2.1.5. Hệ thống báo hiệu đường bộ (bao gồm biển báo VMS);
2.2.1.6. Hệ thống cấp điện (bao gồm hệ thống cấp điện dự phòng);
2.2.1.7. Hệ thống truyền dẫn dữ liệu;
2.2.1.8. Hệ thống chống sét;
2.2.1.9. Hệ thống tiếp đất cho toàn bộ thiết bị;
2.2.1.10. Phòng kỹ thuật hoặc tủ kỹ thuật chứa thiết bị vận hành hệ thống.
2.2.2. Các bộ phận lựa chọn thêm:
2.2.2.1. Phương tiện đo kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông có ghi hình ảnh để đo tốc độ xe cơ giới khi lưu thông qua thiết bị cân đáp ứng yêu cầu theo quy định của pháp luật về đo lường;
2.2.2.2. Thiết bị đọc thẻ RFID của phương tiện;
2.2.2.3. Hệ thống đo lường độ dài tự động về kích thước bao ngoài kể cả hàng hóa xếp trên xe (nếu có) để thu thập, phân tích, đánh giá tác động của xe quá khổ;
2.2.2.4. Máy tính làn.
2.2.3. Đối với Trạm KTTTX cố định tự động 1 cấp cân được bố trí ở trạm thu phí hoặc khu vực đã có sẵn hệ thống cơ sở hạ tầng, thiết bị (đường bê tông xi măng, hệ thống camera các loại, thiết bị đọc thẻ RFID, biển báo, giá long môn, các thiết bị phụ trợ) thì có thể sử dụng các hạ tầng, thiết bị sẵn có phù hợp.
2.2.4. Sơ đồ minh họa về Trạm KTTTX cố định tự động 1 cấp cân tại Phụ lục A của Quy chuẩn này.
Theo đó, các bộ phận tối thiểu bắt buộc phải có của trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tự động 1 cấp cân gồm:
- Hệ thống cân động có khả năng cân động ở tốc độ thấp và cân động ở tốc độ cao;
- Hệ thống camera nhận diện biển số xe (biển số trước, biển số sau), giám sát làn (chụp hình ảnh phía trước, hình ảnh phía sau và hình ảnh thân xe, phát hiện vi phạm quy tắc giao thông đường bộ của phương tiện) và giám sát toàn cảnh (giám sát bảo vệ an ninh, trật tự và giao thông vùng cân);
- Hệ thống phần mềm xử lý dữ liệu cân và phần mềm tự động nhận diện biển số xe qua hình ảnh camera;
- Máy chủ và hệ thống lưu trữ;
- Hệ thống báo hiệu đường bộ (bao gồm biển báo VMS);
- Hệ thống cấp điện (bao gồm hệ thống cấp điện dự phòng);
- Hệ thống truyền dẫn dữ liệu;
- Hệ thống chống sét;
- Hệ thống tiếp đất cho toàn bộ thiết bị;
- Phòng kỹ thuật hoặc tủ kỹ thuật chứa thiết bị vận hành hệ thống.
Việc thiết kế Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tự động 1 cấp cân cần đáp ứng yêu cầu nào theo QCVN 66:2024/BGTVT?
Căn cứ theo tiểu mục 2.3 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 66:2024/BGTVT về Trạm kiểm tra tải trọng xe ban hành kèm Thông tư 28/2024/TT-BGTVT việc thiết kế Trạm kiểm tra tải trọng xe cố định tự động 1 cấp cân cần đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
- Khi thiết kế cần căn cứ vào tình hình thực tế trên tuyến để lựa chọn vị trí đặt cân phù hợp; bố trí trên các tuyến đường bộ trọng điểm, đường cao tốc, các hành lang vận tải đường bộ lớn, cửa ngõ giao thông, nơi xuất phát các nguồn hàng lớn, tại trạm thu phí, đường nhánh nối vào đường cao tốc, vị trí trước khi vào đường cao tốc, tại nơi có khả năng tận dụng tối đa cơ sở hạ tầng sẵn có (nếu có) và các vị trí phù hợp khác cần phải kiểm tra tải trọng xe theo tình hình giao thông thực tế.
- Thiết kế vị trí của Trạm kiểm tra tải trọng xe phải bảo đảm giao thông an toàn, có các giải pháp ngăn ngừa xe quá tải trọng đi vào đường cao tốc (như bố trí đường nhánh để phương tiện vi phạm di chuyển ra khỏi đường cao tốc, bố trí hệ thống camera giám sát phương tiện vi phạm di chuyển ra khỏi đường cao tốc); có thể kiểm soát tối đa các phương tiện lưu thông trên đường bộ (kể cả phương tiện từ các khu vực lân cận, các đầu mối nguồn hàng, cửa khẩu, bến cảng…), hạn chế tối đa hiện tượng xe quá tải trọng đi vòng đường khác để né tránh việc kiểm tra, kiểm soát của Trạm kiểm tra tải trọng xe.
- Vị trí lắp đặt phải đảm bảo có cao độ phù hợp, không ngập nước, hạn chế tối đa việc các phương tiện thuộc đối tượng kiểm tra đi tránh vùng đặt cân; có thiết kế giải pháp ngăn ngừa xe quá tải trọng đi vào đường cao tốc, đường nhánh để phương tiện vi phạm di chuyển ra khỏi đường cao tốc để khắc phục vi phạm và xử lý theo quy định.
- Có giải pháp duy trì khoảng cách giữa các xe để đảm bảo trong vùng đặt thiết bị cân chỉ cho từng xe đi vào trên mỗi làn xe nhằm tránh các xe che khuất biển số của nhau và làm sai lệch kết quả cân.
- Thiết bị cân tự động có thể tự động kiểm tra các thông số về nhiệt độ (nếu cần), tình trạng hoạt động của từng thiết bị cảm biến cân (sensor), phát hiện vị trí chính xác của thiết bị cảm biến cân bị hỏng (nếu có).
- Phải thiết kế hệ thống camera giám sát toàn cảnh để bảo đảm giám sát an ninh, trật tự, an toàn hệ thống cân và thiết bị được lắp đặt, trật tự giao thông vùng cân; thiết kế hệ thống phần mềm xử lý dữ liệu cân có khả năng lập, gửi, lưu trữ tự động thông qua phần mềm của hệ thống kiểm tra tải trọng xe cố định tự động 1 cấp cân và hệ thống camera.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?