Trám lấp giếng không sử dụng thuộc trường hợp nào phải xin phép khai thác sử dụng nước dưới đất?

XIn cho hỏi: Trám lấp giếng không sử dụng thuộc trường hợp nào phải xin phép khai thác sử dụng nước dưới đất? Thi công trám lấp giếng không sử dụng cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật gì? Trám lấp giếng không sử dụng thuộc trường hợp phải xin giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất được thực hiện thế nào? - Câu hỏi của anh Vũ (Bắc Giang)

Trám lấp giếng không sử dụng thuộc trường hợp nào phải xin giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất?

 trám lấp giếng

Trám lấp giếng không sử dụng thuộc trường hợp nào phải xin giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất? (Hình từ Internet)

Theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 72/2017/TT-BTNMT quy định như sau:

Phân loại giếng không sử dụng để xử lý, trám lấp
....
2. Đối với các giếng khai thác nước dưới đất của công trình khai thác thuộc trường hợp phải xin phép khai thác, sử dụng nước (sau đây gọi tắt là giấy phép) theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bao gồm các giếng không sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất đã có giấy phép, nhưng chủ giấy phép trả lại giấy phép hoặc điều chỉnh giấy phép, trong đó có việc điều chỉnh giếng khai thác hoặc giếng quan trắc hoặc giấy phép bị thu hồi vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và đã được Nhà nước bồi thường, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;
Đối với trường hợp quy định tại Điểm này thì việc xử lý, trám lấp giếng được thực hiện sau khi đã hoàn thành việc trả lại, thu hồi hoặc điều chỉnh giấy phép theo quy định của pháp luật.
b) Giếng thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc công trình khai thác nước dưới đất phải xin phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước mà không có giấy phép và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc phải trám lấp giếng theo quy định của pháp luật;
c) Giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất phải xin phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước mà không đủ điều kiện để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn giấy phép và có yêu cầu phải trám lấp giếng theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Theo đó, trám lấp giếng không sử dụng thuộc trường hợp sau đây phải xin giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất, gồm:

- Giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất đã có giấy phép, nhưng chủ giấy phép trả lại giấy phép hoặc điều chỉnh giấy phép, trong đó có việc điều chỉnh giếng khai thác hoặc giếng quan trắc hoặc giấy phép bị thu hồi vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và đã được Nhà nước bồi thường, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;

- Giếng thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc công trình khai thác nước dưới đất phải xin phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước mà không có giấy phép và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc phải trám lấp giếng theo quy định của pháp luật;

- Giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất phải xin phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước mà không đủ điều kiện để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn giấy phép và có yêu cầu phải trám lấp giếng theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.

Trám lấp giếng không sử dụng thuộc trường hợp phải xin giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất được thực hiện thế nào?

Theo Điều 6 Thông tư 72/2017/TT-BTNMT quy định việc trám lấp giếng không sử dụng thuộc trường hợp phải xin giấy phép khai thác sử dụng nước dưới đất thực hiện như sau:

- Sau khi có quyết định thu hồi, điều chỉnh giấy phép, xử lý vi phạm hành chính mà trong đó có áp dụng biện pháp phải trám lấp giếng hoặc có văn bản thông báo chấm dứt hiệu lực giấy phép đối với trường hợp trả lại giấy phép hoặc văn bản thông báo không đủ điều kiện để được cấp, gia hạn giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ giếng phải lập phương án trám lấp giếng theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 72/2017/TT-BTNMT.

Trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày có quyết định hoặc văn bản thông báo, chủ giếng phải hoàn thành việc trám lấp giếng. Trường hợp trong các quyết định hoặc văn bản thông báo có quy định cụ thể về thời hạn hoàn thành việc trám lấp thì thực hiện theo các quyết định, văn bản thông báo này.

- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày có quyết định hoặc văn bản theo quy định tại Khoản 1 Điều này, chủ giếng có trách nhiệm thông báo bằng văn bản về thời gian, địa điểm thực hiện việc thi công trám lấp giếng tới Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi tắt là Sở Tài nguyên và Môi trường) để theo dõi, kiểm tra (nếu cần).

- Trong thời hạn không quá 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc thi công trám lấp giếng không sử dụng, chủ giếng có trách nhiệm báo cáo Sở Tài nguyên và Môi trường về kết quả thi công trám lấp giếng.

Nội dung chính của báo cáo kết quả thi công trám lấp giếng, gồm:

+ Các thông tin chung về giếng phải trám lấp;

+ Nội dung, khối lượng đã thực hiện trong quá trình thi công trám lấp giếng;

+ Đánh giá mức độ đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật trong việc trám lấp giếng theo quy định;

+ Những vấn đề phát sinh trong quá trình trám lấp giếng (nếu có).

Thi công trám lấp giếng không sử dụng cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật gì?

Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 72/2017/TT-BTNMT quy định như sau:

Yêu cầu kỹ thuật thi công trám lấp giếng khoan, lỗ khoan không sử dụng
....
2. Việc thi công trám lấp giếng khoan, lỗ khoan không sử dụng quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 4 Thông tư này phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Vật liệu trám lấp phải có tính thấm nước kém hoặc không thấm nước, gồm hỗn hợp vữa hoặc vật liệu dạng viên như sau:
Hỗn hợp vữa, gồm: vữa xi măng; vữa xi măng trộn với sét tự nhiên hoặc bentonit; vữa bentonit, sét tự nhiên; vữa được trộn bằng các vật liệu khác có tính chất đông kết, trương nở tương đương với sét tự nhiên;
Vật liệu dạng viên, gồm: sét tự nhiên dạng viên; vật liệu dạng viên khác có tính chất thấm nước, trương nở tương đương với sét tự nhiên. Vật liệu dạng viên phải bảo đảm có dạng hình cầu và kích thước không lớn hơn 0,25 lần đường kính nhỏ nhất của giếng khoan hoặc đường kính trong của đoạn ống nhỏ nhất.
b) Chuẩn bị trám lấp giếng:
Căn cứ điều kiện cụ thể từng giếng khoan, lựa chọn vật liệu trám lấp và biện pháp thi công, công nghệ, thiết bị trám lấp phù hợp;
Kiểm tra, đánh giá hiện trạng của giếng khoan; đo chiều sâu, đường kính, xác định đường kính nhỏ nhất và đánh giá mức độ thông thoáng của giếng khoan;
Kiểm tra, đánh giá khả năng rút, nhổ cột ống giếng. Trường hợp rút, nhổ được cột ống giếng thì chuẩn bị thiết bị, dụng cụ phù hợp để bảo đảm việc trám lấp được thực hiện đồng thời với quá trình rút, nhổ cột ống giếng;
Chuẩn bị các điều kiện để bảo đảm quá trình trám lấp giếng được thực hiện liên tục, không gián đoạn.
c) Thi công trám lấp giếng:
Việc thi công trám lấp phải bảo đảm giếng khoan được lấp đầy bằng các vật liệu trám lấp ở trạng thái đông kết; thực hiện trám lấp theo từng đoạn, từ dưới lên trên, bắt đầu từ đáy giếng; ít nhất 10m trên cùng của giếng phải được trám lấp bằng hỗn hợp vữa; miệng giếng phải được đổ bê tông với kích thước không nhỏ hơn 0,3m kể từ miệng giếng khoan;
Trường hợp sử dụng hỗn hợp vữa dạng lỏng phải bảo đảm vữa được dẫn qua ống tới độ sâu của từng đoạn trám lấp bằng dụng cụ, thiết bị phù hợp, không đổ vữa trực tiếp qua miệng giếng; chiều dài mỗi đoạn trám lấp tuỳ thuộc điều kiện của từng giếng khoan và khả năng thực tế của thiết bị trám lấp;
Trường hợp sử dụng vật liệu dạng viên phải bảo đảm không tạo thành "nút" ở trong giếng; vật liệu được đổ từ từ, khối lượng phù hợp với thể tích của từng đoạn; kết thúc mỗi đoạn trám lấp phải đầm, nén vật liệu bằng dụng cụ, thiết bị phù hợp; chiều dài mỗi đoạn trám lấp không quá 10m;
Trường hợp rút, nhổ được cột ống giếng, thì phải rút, nhổ cột ống đó trong quá trình trám lấp. Việc rút, nhổ cột ống phải thực hiện theo từng đoạn, phù hợp với chiều dài mỗi đoạn trám lấp, chân của cột ống giếng luôn nằm trong lớp vật liệu trám lấp và bảo đảm đất đá không sập lở vào giếng trước khi vật liệu lấp đầy đoạn giếng khoan.

Theo đó, thi công trám lấp giếng không sử dụng cần đảm bảo yêu cầu kỹ thuật được quy định nêu trên.

Trám lấp giếng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thi công trám lấp giếng như thế nào? Trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng để làm gì?
Pháp luật
Điều kiện để cá nhân thi công trám lấp giếng không sử dụng được cấp giấy phép hành nghề khoan nước dưới đất là gì?
Pháp luật
Trám lấp giếng không sử dụng thuộc trường hợp nào phải xin phép khai thác sử dụng nước dưới đất?
Pháp luật
Công tác chuẩn bị thi công trám lấp giếng không xác định được chủ giếng được thực hiện thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trám lấp giếng
1,968 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trám lấp giếng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trám lấp giếng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào