Trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng là gì? Mức nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào bồn chứa được quy định như thế nào?
Trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng là gì?
Trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng được quy định tại tiết 1.3.1 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BCT như sau:
1.3.2. Trạm nạp LPG là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng để nạp LPG vào chai chứa LPG, và xe bồn
1.3.3. Bồn chứa LPG là bồn dùng để chứa LPG có dung tích bằng hoặc lớn hơn 0,15 m3.
1.3.3.1. Bồn chứa đặt nổi là bồn chứa được đặt trên mặt đất và không lấp cát hoặc đất;
1.3.3.2. Bồn chứa đặt chìm là bồn chứa được chôn dưới đất và được bao phủ bằng cát hoặc đất;
1.3.3.3. Bồn chứa đắp đất là bồn chứa được đặt trên mặt đất và được bao phủ bằng cát hoặc đất.
1.3.4. Chai LPG là chai chịu áp lực được chế tạo theo quy định tại quy chuẩn kỹ thuật quốc gia dùng để chứa LPG và nạp lại được, còn gọi là chai tiêu chuẩn.
1.3.5. Khoảng cách an toàn là khoảng cách tối thiểu trên hình chiếu bằng hoặc hình chiếu đứng, tính từ mép ngoài cùng của thiết bị, công trình có chứa LPG (bồn chứa đặt nổi, bồn chứa đắp đất, cụm bồn chứa, điểm xuất nhập hoặc nhà nạp LPG) đến mép gần nhất của các đối tượng được bảo vệ.
Như vậy, theo quy định trên thì trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng là trạm sử dụng phương tiện, thiết bị chuyên dùng để nạp LPG vào chai chứa LPG, và xe bồn.
Trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng (Hình từ Internet)
Trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng phải đáp ứng các yêu cầu chung về kỹ thuật nào?
Trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng phải đáp ứng yêu cầu chung về kỹ thuật được quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BCT như sau:
Quy định về kỹ thuật
2.1. Yêu cầu chung
2.1.1. Trạm nạp LPG phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh, điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành.
2.1.2. Phải xây dựng chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp đối với trạm nạp LPG trình cơ quan có thẩm quyền chấp thuận theo quy định.
2.1.3. Trạm nạp LPG phải có đầy đủ quy trình vận hành, bảo dưỡng sửa chữa, quy trình xử lý sự cố và quy định về an toàn được lãnh đạo cơ sở phê duyệt.
2.1.4. Các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định.
2.1.5. Phương tiện, thiết bị đo lường Trạm nạp LPG phải được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.
2.1.6. Yêu cầu chung đối với thiết kế
2.1.6.1. Thiết kế trạm nạp LPG phải tuân theo các quy định tại Quy chuẩn này và các quy định có liên quan;
2.1.6.2. Tất cả các thiết bị, phụ kiện làm việc trực tiếp với LPG sử dụng cho trạm nạp LPG phải là loại chuyên dùng cho LPG;
2.1.6.3. Hồ sơ thiết kế trạm nạp LPG phải xác định rõ vùng nguy hiểm.
…
Như vậy, theo quy định trên thì trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng phải đáp ứng các yêu cầu chung về kỹ thuật như sau:
- Trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh, điều kiện về phòng cháy chữa cháy theo quy định hiện hành.
- Phải xây dựng chương trình quản lý an toàn, báo cáo đánh giá rủi ro và kế hoạch ứng cứu khẩn cấp đối với trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng trình cơ quan có thẩm quyền chấp thuận theo quy định.
- Trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng phải có đầy đủ quy trình vận hành, bảo dưỡng sửa chữa, quy trình xử lý sự cố và quy định về an toàn được lãnh đạo cơ sở phê duyệt.
- Các máy, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định kỹ thuật an toàn lao động theo quy định.
- Phương tiện, thiết bị đo lường Trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng phải được kiểm định hoặc hiệu chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường.
- Yêu cầu chung đối với thiết kế
+ Thiết kế trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng phải tuân theo các quy định tại Quy chuẩn này và các quy định có liên quan;
+ Tất cả các thiết bị, phụ kiện làm việc trực tiếp với khí dầu mỏ hóa lỏng sử dụng cho trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng phải là loại chuyên dùng cho khí dầu mỏ hóa lỏng;
+ Hồ sơ thiết kế trạm nạp khí dầu mỏ hóa lỏng phải xác định rõ vùng nguy hiểm.
Mức nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào bồn chứa được quy định như thế nào?
Mức nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào bồn chứa được quy định tại tiết 2.6.4 tiểu mục 2.6 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BCT như sau:
Quy định về kỹ thuật
…
2.6. Quy định về vận hành
….
2.6.4. Nạp LPG vào bồn chứa
Mức nạp LPG lớn nhất không được vượt quá 90 % dung tích bồn chứa.
2.6.5. Kiểm tra trước khi tiến hành nạp LPG vào chai
2.6.5.1. Kiểm tra tình trạng chung, bồn chứa, các phụ kiện, thiết bị nạp không bị hư hỏng và không có dấu hiệu rò rỉ.
2.6.5.2. Các thiết bị an toàn, đo kiểm, thiết bị phòng cháy, chữa cháy đầy đủ, ở tình trạng tốt và sẵn sàng để sử dụng.
2.6.5.3. Các hướng dẫn an toàn khi nạp LPG đã được áp dụng đầy đủ.
2.6.5.4. Không được nạp LPG vào chai và thực hiện đánh giá loại bỏ chai hoặc sửa chữa/ kiểm định chai trong các trường hợp sau:
- Khối lượng vỏ không đọc được hoặc không có.
- Chai có khuyết tật hoặc hư hỏng ở tay cầm hoặc vành chân đai.
- Chai có khuyết tật vật lý ở thành chai.
- Chai bị ăn mòn nhìn thấy được.
- Chai có vết cháy do hồ quang, hỏa hoạn.
- Chai, van hoặc các cơ cấu giảm áp suất (nếu được trang bị) bị rò rỉ hoặc hư hỏng.
- Chai quá thời hạn kiểm định.
- Chai chưa được kiểm định hoặc không thể xác định được thời hạn kiểm định.
…
Như vậy, theo quy định trên thì mức nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào bồn chứa lớn nhất không được vượt quá 90 % dung tích bồn chứa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã QR là gì? Mức phạt hành chính tội đánh tráo mã QR để chiếm đoạt tiền của người khác là bao nhiêu?
- Cán bộ công chức có phải thực hiện kê khai tài sản, tài khoản ở nước ngoài của vợ/chồng hay không?
- Được ủy quyền lại hợp đồng ủy quyền giải quyết tranh chấp đất đai hay không theo quy định pháp luật?
- Nguyên tắc tính hao mòn tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo Thông tư 74/2024 thế nào?
- Cơ sở dữ liệu về các loại tài sản công do cơ quan nào xây dựng? Cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công bao gồm cơ sở dữ liệu nào?