Trạm y tế có được phép mở quầy thuốc bán tại Trạm hay không? Pháp luật quy định như thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã?

Mình muốn nhờ bên bạn tìm giúp thông tư, nghị định hoặc quyết định nào đó quy định về việc Trạm y tế không được mở quầy thuốc bán tại Trạm hay không? Mong được giải đáp thắc mắc sớm nhất, xin cảm ơn!

Trạm y tế có được phép mở quầy thuốc bán tại Trạm hay không?

Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 54/2017/NĐ-CP thì:

"Điều 36. Địa bàn mở quầy thuốc, tủ thuốc trạm y tế xã
1. Địa bàn mở quầy thuốc:
a) Xã, thị trấn;
b) Các địa bàn mới được chuyển đổi từ xã, thị trấn thành phường, nếu chưa có đủ một cơ sở bán lẻ thuốc phục vụ 2.000 dân thì được tiếp tục mở mới quầy thuốc và được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày địa bàn được chuyển đổi;
c) Các quầy thuốc không thuộc địa bàn quy định tại điểm a khoản này đã có Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc được cấp trước ngày Nghị định này có hiệu lực, cơ sở được phép hoạt động đến hết thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc. Trường hợp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc không ghi thời hạn hiệu lực thì được phép hoạt động không quá 03 năm kể từ ngày Nghị định này có hiệu lực.
2. Địa bàn mở tủ thuốc:
a) Trạm y tế xã;
b) Trạm y tế của thị trấn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn."

Theo như quy định trên, không có quy định trực tiếp về việc cấm trạm y tế không được mở quầy thuốc, nhưng có quy định gián tiếp tách biệt địa bàn để mở quầy thuốc theo đó thì trạm y tế thuộc địa bàn mở tủ thuốc chứ không phải là mở quầy thuốc.

Trạm y tế

Trạm y tế

Pháp luật quy định như thế nào về chức năng, nhiệm vụ của Trạm y tế xã?

Theo Điều 2 Nghị định 117/2014/NĐ-CP quy định như sau:

- Tổ chức Y tế xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Trạm Y tế xã) là đơn vị y tế thuộc Trung tâm Y tế huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Trung tâm Y tế huyện), được thành lập theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là xã).

- Trạm Y tế xã có chức năng cung cấp, thực hiện các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân trên địa bàn xã.

- Trạm Y tế xã có nhiệm vụ:

a) Thực hiện các hoạt động chuyên môn, kỹ thuật về: Y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, kết hợp, ứng dụng y học cổ truyền trong chữa bệnh và phòng bệnh; chăm sóc sức khỏe sinh sản; cung ứng thuốc thiết yếu; quản lý sức khỏe cộng đồng; truyền thông giáo dục sức khỏe theo hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp trên và quy định của pháp luật;

b) Hướng dẫn về chuyên môn và hoạt động đối với đội ngũ nhân viên y tế thôn, bản;

c) Phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn;

d) Tham gia kiểm tra các hoạt động hành nghề y, dược tư nhân và các dịch vụ có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe nhân dân trên địa bàn;

đ) Là đơn vị thường trực Ban Chăm sóc sức khỏe cấp xã về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trên địa bàn;

e) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Y tế huyện và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giao.

Nhân lực của Trạm y tế xã được pháp luật quy định như thế nào?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 117/2014/NĐ-CP về Y tế xã, phường, thị trấn như sau:

- Người làm việc tại Trạm Y tế xã là viên chức.

- Số lượng người làm việc tại Trạm Y tế xã nằm trong tổng số người làm việc của Trung tâm Y tế huyện được xác định theo vị trí việc làm trên cơ sở khối lượng công việc phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế ở địa phương theo vùng miền.

- Về ký kết hợp đồng của người làm việc tại Trạm Y tế xã thực hiện theo quy định của Luật Viên chức như sau:

a) Đối với số cán bộ y tế đang làm việc tại Trạm Y tế theo Khoản 1 Điều 3 Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở; Điều 2 Quyết định số 131/TTg ngày 04 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số điểm tại Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994: Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm tiến hành các thủ tục để ký hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật nếu đáp ứng đủ các điều kiện, yêu cầu và tiêu chuẩn của vị trí công việc đảm nhiệm;

b) Đối với số cán bộ y tế đang làm việc tại Trạm Y tế theo Điều 1 trong Quyết định số 131/TTg ngày 04 tháng 3 năm 1995 của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi một số điểm tại Quyết định số 58/TTg ngày 03 tháng 02 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và chế độ chính sách đối với y tế cơ sở (thuộc diện hợp đồng theo Quyết định số 58/TTg):

Những trường hợp đã có đủ thời gian 36 tháng làm việc tại trạm y tế xã (tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực), đáp ứng đủ tiêu chuẩn về phẩm chất, chuyên môn nghiệp vụ, năng lực theo yêu cầu của vị trí việc làm và chức danh nghề nghiệp được xét tuyển đặc cách theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 14 Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý trực tiếp có trách nhiệm tiến hành ký kết hợp đồng làm việc không xác định thời hạn theo quy định của pháp luật.

Những trường hợp chưa đủ thời gian 36 tháng làm việc tại Trạm Y tế (tính đến ngày Nghị định này có hiệu lực) thực hiện tuyển dụng theo quy định của Luật Viên chức;

c) Đối với những viên chức được tuyển dụng từ khi Nghị định này có hiệu lực: Cơ quan quản lý trực tiếp thực hiện việc ký hợp đồng làm việc theo quy định tại Luật Viên chức;

d) Số người được ký hợp đồng làm việc theo quy định tại Điểm a, b, c không vượt quá số người làm việc được cấp có thẩm quyền phê duyệt quy định tại Khoản 2 Điều này.

- Bộ Y tế làm đầu mối phối hợp với Bộ Nội vụ kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy định về ký kết hợp đồng của người làm việc tại Trạm Y tế xã theo quy định tại Khoản 3 Điều 4 Nghị định này.

Trạm y tế Tải trọn bộ các quy định về Trạm y tế hiện hành
Trạm y tế xã Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Trạm y tế xã
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trạm y tế được giới thiệu, chuyển người bệnh đến cơ sở khám bệnh chữa bệnh khác trong trường hợp nào?
Pháp luật
Trạm y tế thay đổi thời gian làm việc thì có phải điều chỉnh giấy phép khám bệnh chữa bệnh không?
Pháp luật
Mẫu Đơn đề nghị thừa nhận tiêu chuẩn quản lý chất lượng của trạm y tế là mẫu nào theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Trạm y tế phải đáp ứng điều kiện gì để được hoạt động khám chữa bệnh? Giấy phép hoạt động của trạm y tế không quy định về thời hạn đúng không?
Pháp luật
Trạm y tế có trách nhiệm tự đánh giá chất lượng hằng năm của cơ sở mình theo tiêu chuẩn chất lượng nào?
Pháp luật
Việc đánh giá và chứng nhận chất lượng trạm y tế nhằm mục đích gì? Trạm y tế hoạt động bao lâu thì được đánh giá và chứng nhận chất lượng?
Pháp luật
Yêu cầu thiết kế cơ bản đối với phòng khám bệnh tại trạm y tế được quy định như thế nào? Có thể lồng ghép nhiều chức năng trong một phòng khám được không?
Pháp luật
Trạm Y tế xã có được tham gia kiểm tra, giám sát và triển khai các hoạt động về an toàn thực phẩm không?
Pháp luật
Trạm Y tế xã, phường có làm việc thứ 7, chủ nhật không? Trạm Y tế xã, phường có bao nhiêu bác sĩ và y tá?
Pháp luật
Đi thay băng vết thương ở trạm y tế thì có được sử dụng thẻ bảo hiểm y tế để chi trả hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trạm y tế
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
6,435 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Trạm y tế Trạm y tế xã

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Trạm y tế Xem toàn bộ văn bản về Trạm y tế xã

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào