Trang bị an toàn tàu biển với các thiết bị gì? Thực hiện các loại kiểm tra duy trì gì đối với thiết bị an toàn trên tàu biển?

Trang bị an toàn tàu biển với các thiết bị gì? Thực hiện các loại kiểm tra duy trì gì đối với thiết bị an toàn trên tàu biển? Việc kiểm tra thiết bị an toàn trên tàu có thể bị từ chối trong trường hợp nào? Câu hỏi của anh Hoàng Thạch (Vũng Tàu).

Trang bị an toàn tàu biển với các thiết bị gì?

Căn cứ theo tiểu mục 1.1.1 Mục I Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 42:2015/BGTVT về Trang bị an toàn tàu biển có quy định như sau:

Phạm vi điều chỉnh
1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia này (sau đây gọi tắt là "Quy chuẩn") áp dụng cho việc chế tạo, lắp đặt, kiểm tra và sử dụng các thiết bị an toàn dùng trên tàu biển Việt Nam, các tàu biển dự định mang cờ quốc tịch Việt Nam (sau đây gọi tắt là "tàu").
2 Nếu chủ tàu có yêu cầu, Quy chuẩn này cũng được áp dụng cho các tàu không thuộc phạm vi nêu ở -1 trên.
3 Thiết bị an toàn dùng trên tàu là các thiết bị được nêu ở các Chương III, IV, V và Phụ lục của Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng con người trên biển (SOLAS 1974), đã bổ sung, sửa đổi và Công ước quốc tế về phòng ngừa đâm va trên biển (COLREGs), bao gồm:
(1) Thiết bị tín hiệu;
(2) Thiết bị cứu sinh;
(3) Thiết bị vô tuyến điện;
(4) Thiết bị hàng hải.
4 Mặc dù được quy định trong từng Chương của Quy chuẩn này, đối với các tàu không thuộc phạm vi áp dụng của SOLAS 1974 và các tàu chỉ hoạt động tuyến nội địa được đóng trước ngày Quy chuẩn này và các sửa đổi, bổ sung có hiệu lực thì vẫn áp dụng theo các quy định có hiệu lực, phù hợp với thời điểm đóng tàu, trước ngày Quy chuẩn này và các sửa đổi bổ sung có hiệu lực, trừ khi có quy định cụ thể trong Quy chuẩn này hoặc chủ tàu muốn trang bị thỏa mãn theo Quy chuẩn này.

Theo đó thiết bị an toàn dùng trên tàu gồm:

- Thiết bị tín hiệu;

- Thiết bị cứu sinh;

- Thiết bị vô tuyến điện;

- Thiết bị hàng hải.

Trang bị an toàn tàu biển

Trang bị an toàn tàu biển (Hình từ Internet)

Thực hiện các loại kiểm tra duy trì gì đối với thiết bị an toàn trên tàu biển?

Căn cứ theo tiểu mục 1.3.3 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 42:2015/BGTVT về Trang bị an toàn tàu biển, thì việc kiểm tra duy trì thiết bị an toàn được hướng dẫn như sau:

Kiểm tra duy trì thiết bị an toàn
1 Kiểm tra duy trì thiết bị an toàn được thực hiện nhằm xác định thiết bị an toàn phù hợp với các yêu cầu của Quy chuẩn. Danh mục kiểm tra duy trì thiết bị an toàn được nêu ở Bảng 1.3.3-1. Việc kiểm tra riêng rẽ, đo đạc, thử nghiệm v.v... được Đăng kiểm đưa ra trên cơ sở các Hướng dẫn hiện hành của Đăng kiểm.
2 Đối với thiết bị cứu sinh, thiết bị tín hiệu và thiết bị hàng hải, bao gồm các loại kiểm tra sau:
(1) Kiểm tra định kỳ
Được thực hiện trong khoảng thời gian như được chỉ ra ở 1.1.3-1(3)(a) Phần 1B của QCVN 21: 2015/BGTVT.
(2) Kiểm tra chu kỳ
Được thực hiện trong khoảng thời gian như được chỉ ra ở 1.1.3-1 (2)(a) Phần 1B của QCVN 21: 2015/BGTVT.
(3) Kiểm tra hàng năm
Được thực hiện trong khoảng thời gian như được chỉ ra ở 1.1.3-1(1) Phần 1B của QCVN 21: 2015/BGTVT.
(4) Kiểm tra bất thường
Được thực hiện khi:
(a) Các bộ phận chính của thiết bị hư hỏng, hoặc được sửa chữa hoặc được thay mới;
(b) Thiết bị được hoán cải hoặc được thay thế;
(c) Theo yêu cầu của chủ tàu hoặc khi Đăng kiểm xét thấy cần thiết.
3 Đối với thiết bị vô tuyến điện, bao gồm các loại kiểm tra sau:
(1) Kiểm tra định kỳ
Được thực hiện trong khoảng thời gian như được chỉ ra ở 1.1.3-1(3)(a) Phần 1B của QCVN 21: 2015/BGTVT.
(2) Kiểm tra chu kỳ
Được thực hiện trong khoảng thời gian như được chỉ ra ở 1.1.3-1(1) Phần 1B của QCVN 21: 2015/BGTVT.
(3) Kiểm tra bất thường
Được thực hiện khi:
(a) Các bộ phận chính của thiết bị hư hỏng, hoặc được sửa chữa hoặc được thay mới;
(b) Thiết bị được hoán cải hoặc được thay thế;
(c) Có yêu cầu tàu phải được xác nhận phù hợp với các quy định có hiệu lực trước đó;
(d) Theo yêu cầu của chủ tàu hoặc khi Đăng kiểm xét thấy cần thiết.

Việc kiểm tra thiết bị an toàn trên tàu có thể bị từ chối trong trường hợp nào?

Tại tiểu mục 1.3.4 Mục II Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 42:2015/BGTVT về Trang bị an toàn tàu biển có nêu như sau:

Chuẩn bị kiểm tra
1 Người đề nghị kiểm tra phải có trách nhiệm thực hiện tất cả các công việc chuẩn bị cần thiết phục vụ cho việc kiểm tra và phải bố trí người có hiểu biết về các yêu cầu kiểm tra để thực hiện các công việc phục vụ cho việc kiểm tra.
2 Đăng kiểm có thể từ chối kiểm tra, nếu:
(1) Việc chuẩn bị kiểm tra chưa được chuẩn bị chu đáo;
(2) Không có mặt người đã đề nghị kiểm tra;
(3) Đăng kiểm thấy không đảm bảo an toàn để thực hiện kiểm tra.
3 Qua kết quả kiểm tra, nếu Đăng kiểm thấy cần thiết phải sửa chữa thì người đã đề nghị kiểm tra phải thực hiện công việc sửa chữa cần thiết thỏa mãn các yêu cầu của Đăng kiểm.

Như vậy việc kiểm tra thiết bị an toàn trên tàu có thể bị từ chối trong trường hợp:

- Việc chuẩn bị kiểm tra chưa được chuẩn bị chu đáo;

- Không có mặt người đã đề nghị kiểm tra;

- Đăng kiểm thấy không đảm bảo an toàn để thực hiện kiểm tra.

Tàu biển TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN TÀU BIỂN
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng có thuộc vào danh mục hàng hoá cấm xuất khẩu hay xuất khẩu có điều kiện không? Nếu không thì thủ tục xuất khẩu như thế nào?
Pháp luật
Chủ tàu biển không được sử dụng tên cơ quan nhà nước để đặt tên cho tàu biển của mình có đúng không?
Pháp luật
Tàu biển đã qua sử dụng sẽ bị cấm nhập khẩu vào Việt Nam để phá dỡ đúng không? Loại tàu biển nào đã qua sử dụng được phép nhập khẩu để phá dỡ?
Pháp luật
Tàu tuần tra TT120 phải bố trí bao nhiêu chức danh Thợ máy? Thợ máy tàu tuần tra TT120 thực hiện những nhiệm vụ gì?
Pháp luật
Chủ tàu biển không thực hiện đăng ký thay đổi địa chỉ chủ tàu có thể bị xử phạt thế nào theo quy định?
Pháp luật
Có được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0% đối với tàu biển quốc tế được bán cho cá nhân nước ngoài?
Pháp luật
Thủ tục đăng ký thay đổi về thông số kỹ thuật, công dụng của tàu thực hiện như thế nào mới nhất?
Pháp luật
Tuổi của tàu biển được tính như thế nào? Giới hạn tuổi của tàu biển được đăng ký tại Việt Nam ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ quyết định mua tàu biển sử dụng vốn nhà nước gồm những gì? Quy trình mua tàu biển thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở đóng tàu loại 2 là gì? Cơ sở đóng tàu loại 2 có hệ thống quản lý chất lượng được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tàu biển
2,780 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tàu biển

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tàu biển

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào