Trang phục Thừa phát lại dành cho nam gồm những trang phục nào theo quy định hiện nay? Biểu tượng được gắn lên trang phục có kích thước như thế nào?
Trang phục Thừa phát lại phải đáp ứng được những yêu cầu chung nào?
Căn cứ Điều 26 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về yêu cầu chung đối với trang phục Thừa phát lại như sau:
Quy định chung về trang phục Thừa phát lại
1. Trang phục Thừa phát lại bao gồm: Trang phục thu đông, trang phục xuân hè, mũ mềm, biển tên, biểu tượng, cà vạt, thắt lưng, giày, tất chân.
Chi tiết mẫu trang phục Thừa phát lại được thể hiện bằng hình ảnh tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Chất liệu trang phục Thừa phát lại phải bảo đảm thẩm mỹ, sang trọng.
Như vậy, trang phục Thừa phát lại phải đáp ứng được những yêu cầu chung phải đáp ứng được các yêu cầu theo quy định nêu trên.
Chi tiết mẫu trang phục Thừa phát lại được thể hiện bằng hình ảnh tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư 05/2020/TT-BTP tại đây:
Trang phục Thừa phát lại dành cho nam gồm những trang phục nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)
Trang phục Thừa phát lại dành cho nam gồm những trang phục nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 27 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về trang phục Thừa phát lại dành cho nam như sau:
Trang phục nam
1. Áo thu đông
a) Màu sắc: Vải màu xanh đen.
b) Chất liệu: Vải Gabađin len hoặc tương đương.
c) Kiểu dáng: Kiểu áo vét-tông khoác ngoài, hai thân trước có 04 túi ốp ngoài (02 túi ngực, 02 túi dưới), nắp túi hình cánh dơi, giữa túi có đường gân nổi; ve áo hình chữ V; ngực áo có 01 hàng khuy, 04 cúc nhựa cùng màu áo; vai áo có đỉa vai, ken vai làm bằng mút; tay áo suông không xẻ; vạt áo vuông; sống áo có xẻ sau; lót áo toàn thân trước, lót lửng thân sau đồng màu với vải chính; toàn bộ ve áo, cổ áo, nẹp áo, túi áo và bác tay đều diễu hai đường may.
2. Quần
a) Màu sắc: Quần cùng màu với áo thu đông, dùng chung cho các mùa xuân, hè, thu, đông.
b) Chất liệu: Cùng chất liệu với áo thu đông.
c) Kiểu dáng: Quần may kiểu âu phục nam, có 02 ply lật; 02 túi sườn dọc chéo, cửa quần sử dụng khóa kéo cùng màu vải, phía trong đầu cạp có cúc nhựa hãm, giữa đầu cạp đính móc inox; cạp quần có 06 dây đỉa chia đều hai bên; thân sau quần có 01 túi hậu, không nắp cài khuy nhựa.
3. Áo xuân hè dài tay
a) Màu sắc: Vải màu trắng.
b) Chất liệu: Vải pêvi 7288 hoặc tương đương.
c) Kiểu dáng: Kiểu áo cổ cài (đứng), dài tay; nẹp áo bong; tay áo có măng séc và đính 02 cúc để điều chỉnh độ rộng của tay áo; 01 hàng khuy nhựa màu trắng; ngực có 02 túi nổi ngoài, nắp túi hình cánh dơi, giữa túi có đường gân nổi; thân sau cầu vai chấp hai bên; gấu áo bằng.
4. Áo xuân hè ngắn tay
a) Màu sắc: Vải màu trắng.
b) Chất liệu: Vải pêvi 7288 hoặc tương đương.
c) Kiểu dáng: Kiểu áo cổ cài (đứng), có chân, ngắn tay; nẹp áo bong; 01 hàng khuy nhựa màu trắng; ngực có 02 túi nổi ngoài, nắp túi hình cánh dơi, giữa túi có đường gân nổi; thân sau cầu vai chấp hai bên.
Từ quy định trên thì trang phục Thừa phát lại dành cho nam sẽ bao gồm:
- Áo thu đông, kiểu áo vét-tông khoác ngoài;
- Quần may kiểu âu phục nam (dùng chung cho các mùa xuân, hè, thu, đông);
- Áo xuân hè dài tay, kiểu áo cổ cài (đứng);
- Áo xuân hè ngắn tay, kiểu áo cổ cài (đứng), có chân.
Biểu tượng được gắn lên trang phục Thừa phát lại có kích thước như thế nào?
Căn cứ Điều 29 Thông tư 05/2020/TT-BTP quy định về biểu tượng gắn trên trang phục Thừa phát lại như sau:
Trang phục khác được trang bị chung cho cả nam và nữ
1. Biểu tượng được gắn phía trước mũ và phía trên cánh tay phải của áo thu đông và áo xuân hè với kích thước phù hợp với kích thước của loại trang phục được gắn.
Biểu tượng có hình ô van, kích thước theo chiều dài từ đỉnh cạnh trên đến điểm cuối của cạnh dưới là 06 cm, chiều ngang 04 cm; viền đỏ, trắng, nền xanh da trời nhạt; cạnh trên cùng lượn sóng kiểu cánh chim, cạnh dưới thuôn nhọn, phía trên của cạnh dưới là 03 đường cong màu trắng và đỏ và biểu tượng bánh răng xe màu vàng; ở giữa lặp lại biểu tượng có kích thước nhỏ hơn, nền đỏ, in dòng chữ “THỪA PHÁT LẠI” màu vàng; có 02 bông lúa màu vàng đặt cân đối ở 02 bên.
2. Biển tên hình chữ nhật, được làm bằng kim loại phủ nhựa bóng; nền màu xanh cửu long; chiều dài 08 cm, chiều rộng 02 cm; đường viền ngoài rộng 1,5 cm; cân đối từ trên xuống là tên Văn phòng Thừa phát lại, phía dưới ghi họ tên; hàng cuối ghi chức danh.
Biển tên được đeo trước ngực phải khi hành nghề.
3. Cà vạt màu xanh đen, vải Gabađin len hoặc tương đương, có độ dài, rộng vừa phải; kiểu thắt sẵn, có khóa kéo, chốt hãm tự động.
...
Theo quy định trên thì biểu tượng Thừa phát lại được gắn phía trước mũ và phía trên cánh tay phải của áo thu đông và áo xuân hè với kích thước phù hợp với kích thước của loại trang phục được gắn.
Biểu tượng Thừa phát lại có hình ô van, kích thước theo chiều dài từ đỉnh cạnh trên đến điểm cuối của cạnh dưới là 06 cm, chiều ngang 04 cm.
Biệu tượng sẽ có viền đỏ, trắng, nền xanh da trời nhạt; cạnh trên cùng lượn sóng kiểu cánh chim, cạnh dưới thuôn nhọn, phía trên của cạnh dưới là 03 đường cong màu trắng và đỏ và biểu tượng bánh răng xe màu vàng;
Ở giữa sẽ lặp lại biểu tượng Thừa phát lại có kích thước nhỏ hơn, nền đỏ, in dòng chữ “THỪA PHÁT LẠI” màu vàng; có 02 bông lúa màu vàng đặt cân đối ở 02 bên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?