Trạng thái giới hạn công trình xây dựng là gì? Trạng thái giới hạn CTXD được chia thành mấy nhóm?

Trạng thái giới hạn công trình xây dựng là gì? Trạng thái giới hạn công trình xây dựng được chia thành mấy nhóm? Phương pháp tính toán theo trạng thái giới hạn công trình xây dựng được sử dụng nhằm mục đích gì? câu hỏi của anh N (Huế).

Trạng thái giới hạn công trình xây dựng là gì?

Theo tiểu mục 2.2. Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9379:2012 ban hành kèm theo Quyết định 3560/QĐ-BKHCN năm 2012 về Kết cấu xây dựng và nền - Nguyên tắc cơ bản về tính toán giải thích về trạng thái giới hạn công trình xây dựng như sau:

2. Cơ sở tính toán
2.1 Kết cấu xây dựng và nền cần tính với tải trọng và tác động theo phương pháp trạng thái giới hạn.
Cho phép tính toán kết cấu xây dựng và nền của nhà và công trình trên cơ sở những đánh giá về kinh tế theo các tài liệu tiêu chuẩn tương ứng.
2.2 Trạng thái giới hạn là trạng thái mà trong đó kết cấu, nền, nhà hoặc công trình thỏa mãn các yêu cầu cần thiết khi khai thác sử dụng hoặc khi thi công.
...

Theo đó, trạng thái giới hạn công trình xây dựng được hiểu là trạng thái mà trong đó kết cấu, nền, nhà hoặc công trình thỏa mãn các yêu cầu cần thiết khi khai thác sử dụng hoặc khi thi công.

Trạng thái giới hạn công trình xây dựng là gì? Trạng thái giới hạn CTXD được chia thành mấy nhóm?

Trạng thái giới hạn công trình xây dựng là gì? Trạng thái giới hạn CTXD được chia thành mấy nhóm? (hình từ internet)

Trạng thái giới hạn công trình xây dựng được chia thành mấy nhóm?

Việc phân loại trạng thái giới hạn công trình xây dựng được quy định tại tiểu mục 2.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9379:2012 ban hành kèm theo Quyết định 3560/QĐ-BKHCN năm 2012 về Kết cấu xây dựng và nền - Nguyên tắc cơ bản về tính toán, cụ thể như sau:

2.3 Trạng thái giới hạn được chia thành hai nhóm:
- Nhóm 1: bao gồm những trạng thái giới hạn dẫn đến việc mất khả năng chịu tải, hay dẫn đến sự bất lợi hoàn toàn về mặt sử dụng kết cấu hoặc nền.
- Nhóm 2: bao gồm những trạng thái giới hạn gây khó khăn cho việc sử dụng bình thường kết cấu và nền.
Trạng thái giới hạn nhóm 1 gồm:
- Sự mất ổn định tổng thể về hình dáng;
- Sự mất ổn định về vị trí;
- Sự phá hủy một đặc điểm bất kì nào đó;
- Sự chuyển đổi thành một hệ mới;
- Sự thay đổi hình dạng;
- Trạng thái dẫn đến sự cần thiết phải ngừng khai thác sử dụng do vật liệu biến dạng lớn, do các mối nối bị cắt do các vết nứt phát triển quá lớn;
Trạng thái giới hạn thuộc nhóm 2 gồm những trạng thái vượt quá mức cho phép:
- Sự biến dạng của kết cấu do bị uốn, xoắn, lún;
- Sự dao động của kết cấu;
- Sự thay đổi vị trí;
- Sự tạo thành hoặc phát triển vết nứt.
...

Từ quy định này thì trạng thái giới hạn công trình xây dựng được chia thành 02 nhóm:

Nhóm 1: bao gồm những trạng thái giới hạn dẫn đến việc mất khả năng chịu tải, hay dẫn đến sự bất lợi hoàn toàn về mặt sử dụng kết cấu hoặc nền.

Nhóm 2: bao gồm những trạng thái giới hạn gây khó khăn cho việc sử dụng bình thường kết cấu và nền.

Trạng thái giới hạn nhóm 1 gồm:

- Sự mất ổn định tổng thể về hình dáng;

- Sự mất ổn định về vị trí;

- Sự phá hủy một đặc điểm bất kì nào đó;

- Sự chuyển đổi thành một hệ mới;

- Sự thay đổi hình dạng;

- Trạng thái dẫn đến sự cần thiết phải ngừng khai thác sử dụng do vật liệu biến dạng lớn, do các mối nối bị cắt do các vết nứt phát triển quá lớn;

Trạng thái giới hạn thuộc nhóm 2 gồm những trạng thái vượt quá mức cho phép:

- Sự biến dạng của kết cấu do bị uốn, xoắn, lún;

- Sự dao động của kết cấu;

- Sự thay đổi vị trí;

- Sự tạo thành hoặc phát triển vết nứt.

Phương pháp tính toán theo trạng thái giới hạn công trình xây dựng được sử dụng nhằm mục đích gì?

Mục đích sử dụng phương pháp tính toán theo trạng thái giới hạn công trình xây dựng được quy định tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9379:2012 ban hành kèm theo Quyết định 3560/QĐ-BKHCN năm 2012về Kết cấu xây dựng và nền - Nguyên tắc cơ bản về tính toán, cụ thể như sau:

2.4 Phương pháp tính toán theo trạng thái giới hạn nhằm đảm bảo ngăn chặn khả năng vượt quá giới hạn trong toàn bộ thời gian sử dụng kết cấu, nhà hoặc công trình cũng như quá trình thi công.
Việc bảo đảm không vượt quá trạng thái giới hạn quy định theo 2.3 phải phù hợp với kết cấu nhà hoặc công trình.
Những yêu cầu về tiêu chuẩn tính toán phải làm sao cho tải trọng, ứng suất, biến dạng, chuyển vị, vết nứt, v v… không vượt quá giá trị giới hạn được quy định trong các tiêu chuẩn thiết kế kết cấu nền nhà và công trình.
Trong tiêu chuẩn kết cấu cho phép quy định những trạng thái giới hạn không yêu cầu quá trình tính toán.
2.5 Khi tính toán cần phải chú ý đến các đặc trưng bất lợi có thể xẩy ra của vật liệu và đất, các giá trị bất lợi về tổ hợp tải trọng tác động và trong nhiều trường hợp cần tính đến độ sai lệch bất lợi về kích thước cũng như điều kiện thi công, sử dụng và những điều kiện làm việc đặc biệt của kết cấu nền. Khi đó cần phải tuân theo tất cả các yêu cầu của tiêu chuẩn này và các tiêu chuẩn tương ứng khác.
CHÚ THÍCH: Các đặc trưng bất lợi có thể xảy ra là các đặc trưng tương ứng với độ đảm bảo nhất định. Các đặc trưng này được quy định trong các tiêu chuẩn thiết kế.

Theo đó, phương pháp tính toán theo trạng thái giới hạn công trình xây dựng được sử dụng nhằm đảm bảo ngăn chặn khả năng vượt quá giới hạn trong toàn bộ thời gian sử dụng kết cấu, nhà hoặc công trình cũng như quá trình thi công.

Công trình xây dựng Tải về trọn bộ quy định liên quan đến Công trình xây dựng:
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
Pháp luật
Tải về mẫu biên bản bàn giao công trình xây dựng mới nhất? Chỉ được bàn giao công trình sau khi nghiệm thu công trình?
Pháp luật
Lưu ý điều gì khi đưa công trình xây dựng hoàn thành vào khai thác, sử dụng theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng mua bán, thuê mua phần diện tích sàn xây dựng trong công trình xây dựng phục vụ mục đích du lịch, lưu trú mới nhất?
Pháp luật
Mẫu hợp đồng mua bán, thuê mua công trình xây dựng phục vụ cho mục đích du lịch, lưu trú mới nhất?
Pháp luật
Công trình xây dựng nào phải kiểm tra công tác nghiệm thu? Chủ đầu tư có phải trả chi phí thuê tổ chức tham gia kiểm tra công tác nghiệm thu?
Pháp luật
Việc lập và lưu trữ hồ sơ hoàn thành công trình có thuộc trình tự quản lý xây dựng công trình không?
Pháp luật
Công văn 11663 chấn chỉnh việc kiểm tra hiện trạng nhà ở công trình xây dựng khi giải quyết thủ tục đăng ký biến động đất đai tại TPHCM thế nào?
Pháp luật
Đơn vị nào sẽ lập kế hoạch bảo trì công trình xây dựng hằng năm? Chủ sở hữu hoặc người quản lý sử dụng công trình thực hiện bảo trì công trình xây dựng như thế nào?
Pháp luật
Nếu lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng mà không phù hợp với cấp công trình xây dựng bị phạt bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình xây dựng
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
5,673 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình xây dựng

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Công trình xây dựng

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào