Trang thiết bị tiện nghi khác của khách sạn nổi cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào do luật định?
Thương nhân kinh doanh khách sạn nổi cần đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ mục 2.3 Điều 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 về Khách sạn - Xếp hạng quy định như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
...
2.3. Khách sạn nổi (floating hotel)
Cơ sở lưu trú du lịch neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách.
[TCVN 9506:2012, định nghĩa 2.3.7 có sửa đổi]
Đối chiếu quy định này, khách sạn nổi là một loại cơ sở lưu trú du lịch được neo đậu trên mặt nước và có thể di chuyển khi cần thiết, đảm bảo chất lượng về cơ sở vật chất, trang thiết bị và dịch vụ cần thiết phục vụ khách.
Đồng thời căn cứ Điều 49 Luật Du lịch 2017 quy định như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch
1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch bao gồm:
a) Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
b) Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
c) Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
2. Chính phủ quy định chi tiết điểm c khoản 1 Điều này.
Theo đó, thương nhân kinh doanh khách sạn nổi cần đáp ứng các điều kiện của cơ sở lưu trú du lịch, cụ thể như sau:
- Có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện về an ninh, trật tự, an toàn về phòng cháy và chữa cháy, bảo vệ môi trường, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật;
- Đáp ứng điều kiện tối thiểu về cơ sở vật chất kỹ thuật và dịch vụ phục vụ khách du lịch.
Trang thiết bị tiện nghi khác của khách sạn nổi cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào? (hình từ Internet)
Trang thiết bị tiện nghi khác của khách sạn nổi cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung nào?
Theo Mục 4.1 Điều 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2015 về Khách sạn - Xếp hạng quy định trang thiết bị tiện nghi khác của khách sạn nổi cần đáp ứng những tiêu chuẩn chung sau:
Yêu cầu chung
4.1. Vị trí, kiến trúc
- Thuận lợi, dễ tiếp cận, môi trường cảnh quan đảm bảo vệ sinh, an toàn.
- Thiết kế kiến trúc phù hợp với yêu cầu kinh doanh, các khu vực dịch vụ được bố trí hợp lý, thuận tiện.
- Nội, ngoại thất được thiết kế, bài trí, trang trí hợp lý.
4.2. Trang thiết bị tiện nghi
- Trang thiết bị, tiện nghi các khu vực, dịch vụ đảm bảo đầy đủ, hoạt động tốt, chất lượng phù hợp với từng hạng.
- Hệ thống điện chiếu sáng đảm bảo yêu cầu từng khu vực, cung cấp điện 24/24 h, có hệ thống điện dự phòng.
- Hệ thống nước cung cấp đủ nước sạch và nước cho chữa cháy, có hệ thống dự trữ nước, hệ thống thoát nước đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Hệ thống thông gió hoạt động tốt.
- Hệ thống phương tiện thông tin liên lạc đầy đủ và hoạt động tốt.
- Trang thiết bị phòng chống cháy nổ theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Tủ thuốc và một số loại thuốc sơ cứu còn hạn sử dụng.
- Sơ đồ, biển chỉ dẫn và đèn báo thoát hiểm ở hành lang.
- Các biển chỉ dẫn hướng và chỉ dẫn chức năng (phòng vệ sinh, văn phòng, số tầng, số phòng…).
Thương nhân kinh doanh khách sạn không đảm bảo trang thiết bị tiện nghi khác phục vụ khách du lịch bị phạt bao nhiêu?
Theo khoản 3 và khoản 5 Điều 12 Nghị định 45/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch đối với cơ sở lưu trú đã được công nhận hạng
...
3. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không gắn biển công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch sau khi được xếp hạng;
b) Không bảo đảm số lượng hoặc diện tích buồng ngủ theo tiêu chuẩn tương ứng với từng loại, hạng cơ sở lưu trú du lịch theo quy định;
c) Không bảo đảm tiêu chuẩn về nơi để xe và giao thông nội bộ hoặc khu vực sảnh đón tiếp theo quy định;
d) Không bảo đảm số lượng hoặc tiêu chuẩn nhà hàng, quầy bar theo quy định;
đ) Không bảo đảm tiêu chuẩn khu vực bếp theo quy định;
e) Không bảo đảm số lượng hoặc tiêu chuẩn phòng hội nghị, hội thảo, phòng họp theo quy định;
g) Không bảo đảm tiêu chuẩn trang thiết bị, tiện nghi khác theo quy định;
h) Không bảo đảm tiêu chuẩn về dịch vụ theo quy định;
i) Không bảo đảm tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ của người quản lý hoặc nhân viên phục vụ theo quy định.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tước quyền sử dụng quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 3 Điều này.
Chiếu theo quy định này, thương nhân kinh doanh khách sạn không đảm bảo trang thiết bị tiện nghi khác phục vụ khách du lịch thì bị xử lý hành chính với mức phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Lưu ý, mức xử lý hành chính này chỉ áp dụng đối với cá nhân vi phạm quy định trên, đối với tổ chức mức phạt tiền sẽ nhân hai cho cùng hành vi (theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 45/2019/NĐ-CP).
Ngoài ra, thương nhân vi phạm quy định này còn bị tước quyền sử dụng quyết định công nhận hạng cơ sở lưu trú du lịch từ 06 tháng đến 12 tháng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?