Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật được cấp phát, đầu tư từ những nguồn nào?
Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật được cấp phát, đầu tư từ những nguồn nào?
Căn cứ Điều 2 Quy chế quản lý trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn ban hành kèm theo Quyết định 124/2007/QĐ-TTg quy định về nguồn trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn như sau:
Nguồn trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn
1. Hàng xuất từ nguồn dự trữ quốc gia.
2. Ngân sách nhà nước cấp cho Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị chuyên trách và các đơn vị kiêm nhiệm để thực hiện đầu tư mua sắm trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn.
3. Mua sắm trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn từ nguồn kinh phí tự cân đối của các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị chuyên trách và các đơn vị kiêm nhiệm.
4. Nguồn hàng và tiền viện trợ, ủng hộ, hiến tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Như vậy, theo quy định thì trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn được cấp phát, đầu tư từ những nguồn sau đây:
(1) Hàng xuất từ nguồn dự trữ quốc gia.
(2) Ngân sách nhà nước cấp cho Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị chuyên trách và các đơn vị kiêm nhiệm để thực hiện đầu tư mua sắm trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn.
(3) Mua sắm trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn từ nguồn kinh phí tự cân đối của các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị chuyên trách và các đơn vị kiêm nhiệm.
(4) Nguồn hàng và tiền viện trợ, ủng hộ, hiến tặng của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn theo quy định của pháp luật được cấp phát, đầu tư từ những nguồn nào? (Hình từ Internet)
Những cơ quan nào có thẩm quyền cấp phát, điều động trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn?
Căn cứ Điều 4 Quy chế quản lý trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn ban hành kèm theo Quyết định 124/2007/QĐ-TTg quy định về thẩm quyền cấp phát, điều động trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn như sau:
Thẩm quyền cấp phát, điều động trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn
1. Việc xuất hàng dự trữ quốc gia phục vụ tìm kiếm, cứu nạn thực hiện theo quy định của Pháp lệnh Dự trữ quốc gia.
2. Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn quyết định cấp phát các loại trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn cho các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị chuyên trách và các đơn vị kiêm nhiệm tham gia tìm kiếm, cứu nạn.
3. Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cấp phát trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn cho các đơn vị thuộc quyền.
4. Khi cần thiết, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn quyết định điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn của các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị chuyên trách và các đơn vị liên quan để tham gia nhiệm vụ tìm kiếm, cứu nạn trong nước và quốc tế khi có yêu cầu.
Như vậy, thẩm quyền cấp phát, điều động trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn thuộc về các đối tượng sau:
(1) Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn quyết định cấp phát các loại trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn cho các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị chuyên trách và các đơn vị kiêm nhiệm tham gia tìm kiếm cứu nạn.
(2) Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cấp phát trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn cho các đơn vị thuộc quyền.
(3) Khi cần thiết, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn quyết định điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn của các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị chuyên trách và các đơn vị liên quan để tham gia nhiệm vụ tìm kiếm cứu nạn trong nước và quốc tế khi có yêu cầu.
Việc thanh lý, xử lý trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng phải đảm bảo điều kiện gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế quản lý trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn ban hành kèm theo Quyết định 124/2007/QĐ-TTg quy định về thanh lý, xử lý trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn như sau:
Quy định về thanh lý, xử lý trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn
1. Thanh lý, xử lý trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn phải đúng quy trình, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, chấp hành đúng các quy định về quản lý tài sản nhà nước.
Chi phí cho thanh lý, xử lý phải dựa trên cơ sở dự toán, định mức, đơn giá quy định của Nhà nước. Số tiền thu được sau thanh lý, xử lý phải quản lý theo quy định.
2. Đối với trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn chuyên dụng, khi thanh lý, xử lý phải tận dụng phụ tùng còn sử dụng được để phục vụ công tác sửa chữa, thay thế những loại trang bị đang sử dụng.
3. Sau khi thực hiện thanh lý, xử lý trang thiết bị tìm kiếm, cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương phải tổng hợp báo cáo Ủy ban Quốc gia Tìm kiếm Cứu nạn.
Như vậy, theo quy định, đối với trang thiết bị tìm kiếm cứu nạn chuyên dụng, khi thanh lý, xử lý phải tận dụng phụ tùng còn sử dụng được để phục vụ công tác sửa chữa, thay thế những loại trang bị đang sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?