Tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp có thể được giải quyết bởi Tòa án không?

Tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp có thể được giải quyết bởi Tòa án không? Doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ trên cơ sở nào để xác định số tiền bồi thường phải trả cho người được bảo hiểm nông nghiệp?

Tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp có thể được giải quyết bởi Tòa án không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 10 Nghị định 58/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Giải quyết tranh chấp
1. Tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp trước hết được giải quyết trên cơ sở thương lượng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật có liên quan.
2. Trường hợp không giải quyết được bằng thương lượng, các bên liên quan có quyền đưa vụ việc ra Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam để giải quyết theo quy định pháp luật.

Theo quy định nêu trên, tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp trước hết được giải quyết trên cơ sở thương lượng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, quy định của Luật kinh doanh bảo hiểm và các quy định pháp luật có liên quan.

Nếu không giải quyết được bằng thương lượng, các bên liên quan có quyền đưa vụ việc ra Tòa án có thẩm quyền tại Việt Nam để giải quyết theo quy định pháp luật.

Như vậy, tranh chấp phát sinh trong việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp có thể được giải quyết bởi Tòa án sau khi các bên không giải quyết được bằng thương lượng.

Tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp có thể được giải quyết bởi Tòa án không?

Tranh chấp phát sinh khi thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp có thể được giải quyết bởi Tòa án không? (Hình từ Internet).

Doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ trên cơ sở nào để xác định số tiền bồi thường phải trả cho người được bảo hiểm nông nghiệp?

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 58/2018/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:

Bồi thường bảo hiểm nông nghiệp
1. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện giải quyết bồi thường theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định pháp luật.
2. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm phải trả cho người được bảo hiểm được xác định trên cơ sở giá thị trường của đối tượng bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm. Trường hợp bảo hiểm theo chỉ số, doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm dựa trên sự thay đổi của chỉ số thực tế so với chỉ số đã được thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và quy định pháp luật.
3. Số tiền bồi thường mà doanh nghiệp bảo hiểm trả cho người được bảo hiểm không vượt quá số tiền bảo hiểm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm.

Như vậy, theo quy định nêu trên, doanh nghiệp bảo hiểm căn cứ trên cơ sở giá thị trường của đối tượng bảo hiểm tại thời điểm, nơi xảy ra tổn thất và mức độ thiệt hại thực tế, trừ trường hợp có thỏa thuận khác trong hợp đồng bảo hiểm để xác định số tiền bồi thường phải trả cho người được bảo hiểm.

Trong trường hợp bảo hiểm theo chỉ số, doanh nghiệp bảo hiểm trả tiền bồi thường cho người được bảo hiểm dựa trên sự thay đổi của chỉ số thực tế so với chỉ số đã được thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm và quy định pháp luật.

Doanh nghiệp bảo hiểm phải làm gì khi xác định tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường?

Căn cứ theo Điều 12 Nghị định 58/2018/NĐ-CP có quy định như sau:

Trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong giao kết, thực hiện hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp
1. Giải thích và cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm. Doanh nghiệp bảo hiểm chỉ thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp khi bên mua bảo hiểm xác nhận đã hiểu rõ các nội dung liên quan đến hợp đồng bảo hiểm, quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm nông nghiệp.
2. Thực hiện giao kết hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp trên nguyên tắc tự nguyện, tự chủ, tự chịu trách nhiệm; bảo đảm nguyên tắc số đông bù số ít và chủ động thực hiện phân tán, chia sẻ rủi ro thông qua các phương thức đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm nông nghiệp.
3. Chủ động thực hiện kiểm soát rủi ro, đề phòng, hạn chế tổn thất và phòng, chống gian lận bảo hiểm theo quy định tại Mục 2 Chương II Nghị định này.
4. Khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, kịp thời cử cán bộ tiếp cận đối tượng bảo hiểm và hướng dẫn người được bảo hiểm thực hiện các biện pháp hạn chế tổn thất (nếu có). Chi trả các chi phí cần thiết, hợp lý để hạn chế tổn thất.
5. Tổ chức công tác giám định tổn thất để xác định nguyên nhân, mức độ tổn thất công khai, minh bạch theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định pháp luật. Trường hợp bảo hiểm theo chỉ số, thu thập công bố, xác nhận của cơ quan chức năng về sự kiện bảo hiểm (nếu có thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm); tổ chức công tác xác định mức độ chênh lệch chỉ số thực tế so với chỉ số được bảo hiểm đã thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
6. Trường hợp xác định tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường, cử cán bộ hướng dẫn người được bảo hiểm các hồ sơ, tài liệu cần cung cấp để phục vụ công tác giải quyết bồi thường.
7. Trả tiền bồi thường đầy đủ cho người được bảo hiểm theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định pháp luật.
8. Thực hiện các trách nhiệm khác theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm nông nghiệp và quy định pháp luật.

Theo quy định nêu trên, trường hợp xác định tổn thất thuộc trách nhiệm bồi thường, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm cử cán bộ hướng dẫn người được bảo hiểm các hồ sơ, tài liệu cần cung cấp để phục vụ công tác giải quyết bồi thường.

Hợp đồng bảo hiểm Tải về quy định liên quan đến Hợp đồng bảo hiểm:
Doanh nghiệp bảo hiểm TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hợp đồng bảo hiểm không lập thành văn bản có được không?
Pháp luật
Khi nào doanh nghiệp bảo hiểm được coi là có đủ khả năng thanh toán? Được dùng tiền ký quỹ khi khả năng thanh toán bị thiếu hụt đúng không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có được chi trả cổ tức khi đang trong quá trình thực hiện biện pháp cải thiện để bảo đảm an toàn tài chính?
Pháp luật
Nguyên tắc trung thực tuyệt đối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm được hiểu như thế nào? Có các loại hợp đồng bảo hiểm nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp môi giới bảo hiểm không được cung cấp dịch vụ giám định tổn thất bảo hiểm cho hợp đồng bảo hiểm nào?
Pháp luật
Hợp đồng bảo hiểm nhóm được sửa đổi bổ sung trong trường hợp nào? Nhóm tham gia hợp đồng bảo hiểm là nhóm nào?
Pháp luật
Nhượng tái bảo hiểm được thực hiện dựa trên cơ sở nào? Vốn điều lệ tối thiểu của doanh nghiệp tái bảo hiểm nhân thọ?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp thiết bị điện hoạt động quá tải gây cháy nổ không?
Pháp luật
Khi xảy ra tai nạn trong phạm vi giới hạn trách nhiệm bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm có phải bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Ngoài phần phí bảo hiểm cơ bản thì bên mua bảo hiểm có thể đóng thêm phí bảo hiểm để đầu tư vào quỹ liên kết chung không?
Pháp luật
Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm thì bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm sẽ có quyền lợi như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hợp đồng bảo hiểm
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
450 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hợp đồng bảo hiểm Doanh nghiệp bảo hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hợp đồng bảo hiểm Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp bảo hiểm

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào