Trẻ em bị bỏ rơi được hiểu như thế nào? Trẻ em bị bỏ rơi có được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không?
Trẻ em bị bỏ rơi được hiểu như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Nghị định 56/2017/NĐ-CP như sau:
Trẻ em bị bỏ rơi
1. Trẻ em bị bỏ rơi chưa được chăm sóc thay thế.
2. Trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc thay thế.
Như vậy, trẻ em bị bỏ rơi sẽ được pháp luật chia thành:
(1) Trẻ em bị bỏ rơi chưa được chăm sóc thay thế.
(2) Trẻ em bị bỏ rơi được chăm sóc thay thế.
Trẻ em bị bỏ rơi có được xem là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt không?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 10 Luật Trẻ em 2016 như sau:
Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt
1. Trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây:
a) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;
b) Trẻ em bị bỏ rơi;
c) Trẻ em không nơi nương tựa;
d) Trẻ em khuyết tật;
đ) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;
e) Trẻ em vi phạm pháp luật;
g) Trẻ em nghiện ma túy;
h) Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
i) Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;
k) Trẻ em bị bóc lột;
l) Trẻ em bị xâm hại tình dục;
m) Trẻ em bị mua bán;
n) Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;
o) Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.
2. Chính phủ quy định chi tiết các nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và chính sách hỗ trợ phù hợp đối với từng nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Theo đó, theo quy định thì trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt bao gồm các nhóm sau đây:
(1) Trẻ em mồ côi cả cha và mẹ;
(2) Trẻ em bị bỏ rơi;
(3) Trẻ em không nơi nương tựa;
(4) Trẻ em khuyết tật;
(5) Trẻ em nhiễm HIV/AIDS;
(6) Trẻ em vi phạm pháp luật;
(7) Trẻ em nghiện ma túy;
(8) Trẻ em phải bỏ học kiếm sống chưa hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở;
(9) Trẻ em bị tổn hại nghiêm trọng về thể chất và tinh thần do bị bạo lực;
(10) Trẻ em bị bóc lột;
(11) Trẻ em bị xâm hại tình dục;
(12) Trẻ em bị mua bán;
(13) Trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo hoặc bệnh phải điều trị dài ngày thuộc hộ nghèo hoặc hộ cận nghèo;
(14) Trẻ em di cư, trẻ em lánh nạn, tị nạn chưa xác định được cha mẹ hoặc không có người chăm sóc.
Như vậy, trẻ em bị bỏ rơi sẽ thuộc một trong những nhóm trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Bảo vệ trẻ em (Hình từ Internet)
Việc chăm sóc sức khỏe trẻ em có cần phù hợp với sự phát triển kinh tế hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 43 Luật Trẻ em 2016 như sau:
Bảo đảm về chăm sóc sức khỏe trẻ em
1. Nhà nước có chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
2. Nhà nước bảo đảm thực hiện các biện pháp theo dõi sức khỏe định kỳ cho phụ nữ mang thai và trẻ em theo độ tuổi; chăm sóc dinh dưỡng, sức khỏe ban đầu và tiêm chủng cho trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; tư vấn và hỗ trợ trẻ em trong việc chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục phù hợp với độ tuổi theo quy định của pháp luật.
3. Ưu tiên tư vấn, bảo vệ, chăm sóc về sức khỏe, dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai, bà mẹ nuôi con dưới 36 tháng tuổi và trẻ em, đặc biệt là trẻ em dưới 36 tháng tuổi, trẻ em bị xâm hại phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
4. Nhà nước có chính sách, biện pháp tư vấn, sàng lọc, chẩn đoán, điều trị trước sinh và sơ sinh; giảm tỷ lệ tử vong trẻ em, đặc biệt là tử vong trẻ sơ sinh; xóa bỏ phong tục, tập quán có hại, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ em.
5. Nhà nước đóng, hỗ trợ đóng bảo hiểm y tế cho trẻ em theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế phù hợp với độ tuổi, nhóm đối tượng và phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ.
6. Nhà nước có chính sách, biện pháp để trẻ em được tiếp cận nguồn nước hợp vệ sinh và điều kiện vệ sinh cơ bản, bảo đảm an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật.
7. Nhà nước khuyến khích cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân ủng hộ, đầu tư nguồn lực để bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho trẻ em, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Theo đó, Nhà nước có chính sách phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe, ưu tiên cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số, trẻ em đang sinh sống tại các xã biên giới, miền núi, hải đảo và các xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Như vậy, việc chăm sóc sức khỏe trẻ em sẽ phải phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ để hỗ trợ, bảo đảm mọi trẻ em được chăm sóc sức khỏe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?