Trẻ em nhiễm HIV có được ưu tiên trong việc cấp phát thuốc kháng HIV miễn phí hay không? Công tác khám lần đầu cho trẻ em nhiễm HIV bao gồm những nội dung gì?

Cho tôi hỏi trẻ em nhiễm HIV có được ưu tiên trong việc cấp phát thuốc kháng HIV miễn phí hay không? Trường hợp trẻ em có thẻ bảo hiểm y tế và không điều trị thuốc kháng HIV miễn phí thì giải quyết như thế nào? Công tác khám lần đầu cho trẻ em nhiễm HIV bao gồm những nội dung gì? Câu hỏi của anh P.A.K (Hải Dương).

Trẻ em nhiễm HIV có được ưu tiên trong việc cấp phát thuốc kháng HIV miễn phí hay không?

Theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 28/2018/TT-BYT quy định về kế hoạch cung ứng thuốc kháng HIV như sau:

Kế hoạch cung ứng thuốc kháng HIV
...
3. Thuốc kháng HIV được cấp để điều trị miễn phí cho người nhiễm HIV theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại điểm a, b, c, Khoản 3 Điều 39 Luật phòng, chống HIV/AIDS;
b) Người nhiễm HIV trong trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng;
c) Những người khác nhiễm HIV.
...

Theo đó, các trường hợp định tại điểm a, điểm b, điểm c khoản 3 Điều 39 Luật phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) 2006 sẽ được ưu tiên trong việc cấp phát thuốc kháng HIV miễn phí, bao gồm:

- Trẻ em từ đủ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi nhiễm HIV;

- Người nhiễm HIV tích cực tham gia phòng, chống HIV/AIDS;

- Người nhiễm HIV có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn;

Như vậy, trẻ em nhiễm HIV có được ưu tiên trong việc cấp phát thuộc kháng HIV miễn phí.

Trẻ em nhiễm HIV có được ưu tiên trong việc cấp phát thuốc kháng HIV miễn phí hay không? Công tác khám lần đầu cho trẻ em nhiễm HIV bao gồm những nội dung gì?

Trẻ em nhiễm HIV có được ưu tiên trong việc cấp phát thuốc kháng HIV miễn phí hay không? (Hình từ Internet)

Trường hợp trẻ em nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế và không điều trị thuốc kháng HIV miễn phí thì giải quyết như thế nào?

Theo khoản 6 Điều 4 Thông tư 28/2018/TT-BYT quy định về kế hoạch cung ứng thuốc kháng HIV như sau:

Kế hoạch cung ứng thuốc kháng HIV
...
6. Trường hợp các đối tượng quy định tại các Khoản 3, Khoản 4 và Khoản 5 Điều này có thẻ bảo hiểm y tế và không điều trị thuốc kháng HIV miễn phí từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc viện trợ thì được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Theo đó, trường hợp trẻ em nhiễm HIV có thẻ bảo hiểm y tế và không điều trị thuốc kháng HIV miễn phí từ nguồn ngân sách nhà nước hoặc viện trợ thì được Quỹ bảo hiểm y tế chi trả.

Thực hiện khám lần đầu cho trẻ em nhiễm HIV bao gồm những nội dung gì?

Theo Điều 5 Thông tư 28/2018/TT-BYT quy định về nội dung thực hiện đối với người nhiễm HIV khám lần đầu như sau:

Nội dung thực hiện đối với người nhiễm HIV khám lần đầu
1. Kiểm tra, đối chiếu thông tin cá nhân của người bệnh trên phiếu kết quả xét nghiệm khẳng định nhiễm HIV với thông tin trên giấy tờ tùy thân của người bệnh. Đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi, đối chiếu thông tin cá nhân trên Phiếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính bằng kỹ thuật sinh học phân tử với thông tin trên giấy khai sinh, giấy chứng sinh của trẻ em.
2. Khám bệnh, đánh giá tình trạng lâm sàng, miễn dịch, tư vấn điều trị và xử trí theo quy định tại Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS sau khi kiểm tra, đối chiếu thông tin cá nhân của người bệnh.
3. Chuẩn bị điều trị bằng thuốc kháng HIV theo nội dung quy định tại Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. Điều trị bằng thuốc kháng HIV ngay khi người nhiễm HIV sẵn sàng điều trị.
4. Kê đơn thuốc kháng HIV theo quy định tại Khoản 2 Điều 3 Thông tư này.
5. Cấp thuốc kháng HIV theo quy định tại Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5 và Khoản 6 Điều 4 Thông tư này với số lượng sử dụng tối đa 30 ngày.
6. Hẹn khám lại tại cơ sở điều trị thuốc kháng HIV (sau đây gọi là cơ sở điều trị) sau 02 - 04 tuần hoặc khi có vấn đề bất thường. Ghi lịch hẹn khám lại vào Bệnh án ngoại trú và Sổ khám bệnh hoặc Sổ Y bạ (sau đây gọi chung là Sổ khám bệnh).
7. Hoàn thiện bệnh án điều trị ngoại trú theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này. Lưu bản chính hoặc bản sao hợp pháp Phiếu kết quả khẳng định nhiễm HIV hoặc Phiếu xét nghiệm HIV dương tính bằng kỹ thuật sinh học phân tử đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi vào bệnh án.

Theo đó, thực hiện khám lần đầu cho trẻ em nhiễm HIV bao gồm những nội dung sau đây:

- Kiểm tra, đối chiếu thông tin cá nhân trên Phiếu kết quả xét nghiệm HIV dương tính bằng kỹ thuật sinh học phân tử với thông tin trên giấy khai sinh, giấy chứng sinh của trẻ em.

- Khám bệnh, đánh giá tình trạng lâm sàng, miễn dịch, tư vấn điều trị và xử trí theo quy định tại Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS sau khi kiểm tra, đối chiếu thông tin cá nhân của trẻ em.

- Chuẩn bị điều trị bằng thuốc kháng HIV theo nội dung quy định tại Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS. Điều trị bằng thuốc kháng HIV ngay khi trẻ em nhiễm HIV sẵn sàng điều trị.

- Kê đơn thuốc kháng HIV theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 28/2018/TT-BYT.

- Cấp thuốc kháng HIV theo quy định tại khoản 3, khoản 4, khoản 5 và khoản 6 Điều 4 Thông tư 28/2018/TT-BYT với số lượng sử dụng tối đa 30 ngày.

- Hẹn khám lại tại cơ sở điều trị thuốc kháng HIV sau 02 đến 04 tuần hoặc khi có vấn đề bất thường. Ghi lịch hẹn khám lại vào Bệnh án ngoại trú và Sổ khám bệnh hoặc Sổ Y bạ.

- Hoàn thiện bệnh án điều trị ngoại trú theo hướng dẫn tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư 28/2018/TT-BYT.

TẢI VỀ Hướng dẫn ghi bệnh án điều trị ngoại trú

Lưu bản chính hoặc bản sao hợp pháp Phiếu kết quả khẳng định nhiễm HIV hoặc Phiếu xét nghiệm HIV dương tính bằng kỹ thuật sinh học phân tử đối với trẻ em dưới 18 tháng tuổi vào bệnh án.

Xét nghiệm HIV
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những nghề nào phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng?
Pháp luật
Quy trình tư vấn trước và sau xét nghiệm phát hiện nhiễm HIV diễn ra như thế nào? Phương pháp giám sát phát hiện nhiễm HIV bao gồm gì?
Pháp luật
Người có hành vi thông báo kết quả xét nghiệm HIV dương tính không đúng thời gian sẽ bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
HIV dương tính là gì? Ngoài người được xét nghiệm, kết quả HIV dương tính chỉ được thông báo cho ai?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện xét nghiệm khẳng định HIV dương tính theo Nghị định 141/2024 gồm những gì?
Pháp luật
Điều kiện thực hiện xét nghiệm sàng lọc HIV theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 như thế nào?
Pháp luật
Những nghề phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng theo Nghị định 141/2024 áp dụng từ 15 12 là bệnh nào?
Pháp luật
Xét nghiệm HIV là gì? Xét nghiệm HIV bắt buộc trong các trường hợp nào? Những nghề nào phải xét nghiệm HIV trước khi tuyển dụng?
Pháp luật
Kết quả xét nghiệm HIV của cá nhân là thông tin bí mật? Trước khi xét nghiệm HIV thì có bắt buộc phải thực hiện tư vấn cho cá nhân trước không?
Pháp luật
Thực hiện tư vấn trước và sau khi xét nghiệm HIV khi chưa được tập huấn về tư vấn phòng chống HIV/AIDS sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Bệnh viện có gửi thông tin kết quả xét nghiệm HIV dương tính trong hồ sơ bệnh án về cho xã khi cá nhân bị tai nạn giao thông và phát hiện nhiễm HIV không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Xét nghiệm HIV
611 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Xét nghiệm HIV

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Xét nghiệm HIV

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào