Trẻ em sống ở tu viện công giáo thì được đăng ký thường trú như thế nào? Thủ tục đăng ký thường trú như thế nào?
- Nơi cư trú của trẻ em không nơi nương tựa trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo được xác định như thế nào?
- Điều kiện để trẻ em được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là gì?
- Hồ sơ cần chuẩn bị đối với trường hợp trẻ em đăng ký thường trú tại tu viện là gì?
- Thủ tục đăng ký thường trú như thế nào?
Nơi cư trú của trẻ em không nơi nương tựa trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo được xác định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Cư trú 2020 quy định về nơi cư trú của trẻ em không nơi nương tựa trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo như sau:
Điều 17. Nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, trẻ em, người khuyết tật, người không nơi nương tựa trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo
1. Nơi cư trú của người hoạt động tín ngưỡng, nhà tu hành, chức sắc, chức việc, người khác hoạt động tôn giáo sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo, trừ trường hợp có nơi cư trú khác theo quy định của Luật này.
2. Nơi cư trú của trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được nhận nuôi và sinh sống trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo là cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo.
Như vậy nơi cư trú của trẻ em trong trường hợp của bạn đã nêu sẽ là tu viện mà em đó đang sống.
Trẻ em sống ở tu viện công giáo thì được đăng ký thường trú như thế nào? Thủ tục đăng ký thường trú như thế nào?
Điều kiện để trẻ em được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo là gì?
Căn cứ khoản 4 Điều 20 Luật Cư trú 2020 quy định về trường hợp được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
4. Công dân được đăng ký thường trú tại cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Người hoạt động tôn giáo được phong phẩm, bổ nhiệm, bầu cử, suy cử, thuyên chuyển đến hoạt động tôn giáo tại cơ sở tôn giáo;
b) Người đại diện cơ sở tín ngưỡng;
c) Người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng đồng ý cho đăng ký thường trú để trực tiếp quản lý, tổ chức hoạt động tín ngưỡng tại cơ sở tín ngưỡng;
d) Trẻ em, người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng, người không nơi nương tựa được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
Như vậy trường hợp một đứa trẻ được đăng ký thường trú tại tu viện phải là người được người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng, người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo đồng ý cho đăng ký thường trú.
Hồ sơ cần chuẩn bị đối với trường hợp trẻ em đăng ký thường trú tại tu viện là gì?
Muốn đăng ký thường trú cho trẻ em sống tại tu viện cần chuẩn bị đủ các giấy tờ, tại liệu quy định tại khoản 5 Điều 21 Luật Cư trú 2020 như sau:
5. Hồ sơ đăng ký thường trú đối với người quy định tại điểm d khoản 4 Điều 20 của Luật này bao gồm:
a) Tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho đăng ký thường trú của người đại diện hoặc ban quản lý cơ sở tín ngưỡng hay người đứng đầu hoặc người đại diện cơ sở tôn giáo, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản;
b) Văn bản xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã về việc người đăng ký thường trú thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này và việc trong cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo có công trình phụ trợ là nhà ở.
Tải về mẫu tờ khai thay đổi thông tin cư trú (CT01) mới nhất 2023: Tại Đây
Thủ tục đăng ký thường trú như thế nào?
Căn cứ theo Điều 22 Luật Cư trú 2020 quy định thủ tục đăng ký thường trú như sau:
- Người đăng ký thường trú nộp hồ sơ đăng ký thường trú đến cơ quan đăng ký cư trú nơi mình cư trú. Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 2 Luật Cư trú 2020 thì cơ quan thực hiện việc đăng ký cư trú là Công an xã, phường, thị trấn; Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã.
- Khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký thường trú, cơ quan đăng ký cư trú kiểm tra và cấp phiếu tiếp nhận hồ sơ cho người đăng ký; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì hướng dẫn người đăng ký bổ sung hồ sơ.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về nơi thường trú mới của người đăng ký vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin đăng ký thường trú; trường hợp từ chối đăng ký thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?