Trên biên bản kiểm tra lâm sản có bắt buộc phải có chữ ký của người chứng kiến hay không? Mẫu biên bản kiểm tra lâm sản mới nhất hiện nay là mẫu nào?
Khi thực hiện kiểm tra lâm sản cơ quan kiểm lâm có phải lập biên bản kiểm tra hay không?
Các nguyên tắc cần phải tuân thủ khi thực hiện kiểm tra lâm sản được quy định tại Điều 27 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Nguyên tắc kiểm tra
1. Hoạt động kiểm tra của Cơ quan Kiểm lâm do Tổ kiểm tra hoặc Đoàn kiểm tra (sau đây gọi tắt là Tổ kiểm tra) thực hiện khi có quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền quy định tại Điều 30 Thông tư này, trừ trường hợp kiểm tra đột xuất theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này.
2. Hoạt động kiểm tra của Kiểm lâm phải đảm bảo kịp thời, khách quan, chính xác, đúng nhiệm vụ, quyền hạn và tuân thủ quy định của pháp luật.
3. Hoạt động kiểm tra phải thực hiện đúng trình tự quy định tại Điều 31 Thông tư này và phải lập Biên bản kiểm tra theo Mẫu số 16 hoặc Mẫu số 17 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, khi thực hiện kiểm tra lâm sản cơ quan kiểm lâm có phải lập biên bản kiểm tra theo Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT TẢI VỀ.
Trên biên bản kiểm tra lâm sản có bắt buộc phải có chữ ký của người chứng kiến hay không? (Hình từ Internet)
Trên biên bản kiểm tra lâm sản có bắt buộc phải có chữ ký của người chứng kiến hay không?
Quy trình kiểm tra lâm sản được quy định tại Điều 31 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Trình tự kiểm tra
1. Công bố và giao quyết định kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra hoặc người đại diện của đối tượng được kiểm tra; thông báo về thành phần Tổ kiểm tra và người chứng kiến (nếu có).
2. Yêu cầu đối tượng được kiểm tra hoặc người đại diện của đối tượng được kiểm tra chấp hành quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền và làm việc với Tổ kiểm tra. Trường hợp những người này không có mặt tại nơi kiểm tra thì Tổ kiểm tra mời đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc đại diện cơ quan công an nơi kiểm tra, người chứng kiến để công bố quyết định kiểm tra và tiến hành kiểm tra theo quy định.
3. Tổ chức kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra đã công bố. Trường hợp có nội dung phát sinh trong quá trình kiểm tra vượt quá thẩm quyền, Tổ kiểm tra phải báo cáo ngay với người ban hành quyết định kiểm tra để kịp thời xử lý.
4. Kiểm tra vận chuyển lâm sản: Tổ kiểm tra chỉ được dừng phương tiện giao thông đang lưu thông để kiểm tra lâm sản khi có căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Thông tư này. Hiệu lệnh dừng phương tiện có thể sử dụng một loại hoặc sử dụng kết hợp còi, cờ hiệu Kiểm lâm, đèn pin.
5. Kiểm tra lâm sản nhập khẩu, xuất khẩu, quá cảnh tại cửa khẩu: Cơ quan Kiểm lâm phối hợp với cơ quan Hải quan cửa khẩu tổ chức kiểm tra lâm sản theo quy định tại Thông tư này.
6. Đối tượng được kiểm tra phải chấp hành các yêu cầu kiểm tra của Tổ kiểm tra; xuất trình ngay hồ sơ lâm sản theo quy định tại Thông tư này và các tài liệu liên quan khác theo quy định của pháp luật.
Bên cạnh đó, căn cứ vào Mẫu số 16 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT TẢI VỀ như sau:
Trong quá trình kiểm tra lâm sản thì không nhất thiết phải có người chứng kiến. Tuy nhiên, nếu có thì tổ kiểm tra cần phải thông báo về thành phần Tổ kiểm tra và người chứng kiến.
Đồng thời, sau khi hoàn tất quá trình kiểm tra lâm sản, tổ kiểm tra phải cho người chứng kiến ký vào biên bản.
Kiểm tra theo kế hoạch lâm sản phải được thông báo đến tổ chức, cá nhân có liên quan trước ngày bao nhiêu hằng năm?
Kế hoạch kiểm tra lâm sản hằng năm được quy định tại Điều 28 Thông tư 26/2022/TT-BNNPTNT như sau:
Kiểm tra theo kế hoạch
1. Kế hoạch kiểm tra hằng năm:
a) Trước ngày 30 tháng 11 hằng năm, Thủ trưởng Cơ quan Kiểm lâm quy định tại Điều 30 Thông tư này có trách nhiệm xây dựng kế hoạch kiểm tra năm sau, trình cấp trên trực tiếp phê duyệt;
b) Trường hợp có ý kiến chỉ đạo của cơ quan cấp trên hoặc có nội dung cần quản lý phát sinh ngoài kế hoạch kiểm tra hằng năm thì điều chỉnh kế hoạch kiểm tra và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt;
c) Căn cứ kế hoạch kiểm tra được duyệt, Cơ quan Kiểm lâm thông báo đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trước ngày 31 tháng 12 hằng năm hoặc sau khi phê duyệt điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.
2. Kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề: Căn cứ tình hình quản lý lâm sản trên địa bàn cần phải kiểm tra ngăn chặn và xử lý, Thủ trưởng Cơ quan Kiểm lâm chủ động xây dựng kế hoạch kiểm tra theo chuyên đề.
Như vậy, cơ quan kiểm lâm cần phải thông báo kế hoạch kiểm tra lâm sản đến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trước ngày 31 tháng 12 hằng năm hoặc sau khi phê duyệt điều chỉnh kế hoạch kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bố trí tái định cư là gì? Phương án bố trí tái định cư được phê duyệt cần phải được công bố ở đâu?
- Bệnh thận mạn là gì? Triệu chứng lâm sàng bệnh thận mạn? Các biến chứng của bệnh thận mạn như thế nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết thi hành pháp luật và đánh giá thực trạng quan hệ xã hội về thủ tục ban hành quyết định hành chính?
- Báo cáo tổng kết công tác đội và phong trào thiếu nhi? Tải Mẫu Báo cáo tổng kết công tác đội mới nhất?
- Ngày 20 tháng 12 có sự kiện gì? Ngày 20 tháng 12 là thứ mấy? Ngày 20 12 có phải ngày lễ lớn của nước ta?