Trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật thể hiện các thông tin gì? Cơ sở dữ liệu quốc gia được bảo đảm an toàn theo các tiêu chí gì?
Trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật thể hiện các thông tin gì?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 52/2018/NĐ-CP, về văn bản tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật chia làm hai loại như sau:
- Văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ở Trung ương ban hành hoặc phối hợp ban hành và văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành theo quy định tại Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Đối với loại văn bản này có các thông tin như sau:
+ Số, ký hiệu, trích yếu, nội dung văn bản, loại văn bản, cơ quan ban hành, họ và tên người ký ban hành, chức danh người ký ban hành, ngày ban hành, ngày có hiệu lực, tình trạng hiệu lực;
+ Văn bản liên quan gồm văn bản làm căn cứ pháp lý ban hành và các văn bản được dẫn chiếu tới trong văn bản;
+ Quá trình thay đổi hiệu lực của văn bản;
+ Những thông tin cần thiết khác (nếu có).
- Văn bản hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật (sau đây gọi tắt là văn bản hợp nhất). Đối với văn bản hợp nhất thể hiện các thông tin sau:
+ Số, ký hiệu, trích yếu, nội dung văn bản, loại văn bản hợp nhất, cơ quan hợp nhất, họ và tên người ký xác thực, chức danh người ký xác thực, ngày ký xác thực;
+ Văn bản được sửa đổi, bổ sung và văn bản sửa đổi, bổ sung;
+ Những thông tin cần thiết khác (nếu có).
Trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật thể hiện các thông tin gì? (Hình từ Internet)
Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật được bảo đảm an toàn theo các tiêu chí gì?
Tại Điều 10 Nghị định 52/2015/NĐ-CP quy định Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật sẽ được bảo đảm an toàn theo các tiêu chí sau:
Bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật
1. Sử dụng kênh mã hóa và xác thực người dùng cho các hoạt động: Đăng nhập quản trị hệ thống; đăng nhập vào các ứng dụng; gửi nhận dữ liệu tự động giữa các máy chủ; nhập và biên tập dữ liệu.
2. Mã hóa đường truyền Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
3. Áp dụng các biện pháp bảo đảm tính xác thực và bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
4. Thực hiện lưu vết việc tạo, thay đổi, xóa thông tin dữ liệu để phục vụ cho việc quản lý, giám sát hệ thống.
5. Thiết lập và duy trì hệ thống dự phòng nhằm bảo đảm hệ thống hoạt động liên tục.
6. Thực hiện các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật.
Đối với các văn bản quy phạm pháp luật đã hết hiệu lực có còn được cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia nữa hay không?
Về nội dung này tại khoản 3 Điều 25 Nghị định 52/2015/NĐ-CP có nêu như sau:
Điều khoản chuyển tiếp
...
3. Cập nhật văn bản được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực:
a) Văn bản còn hiệu lực được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực phải được cập nhật đầy đủ; khuyến khích việc cập nhật văn bản đã hết hiệu lực thi hành vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật;
b) Nguồn văn bản được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực dùng để cập nhật bao gồm: Bản chính văn bản; bản gốc văn bản; bản sao y bản chính; bản sao lục của cơ quan có thẩm quyền; công báo; tập hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh in và lưu hành;
c) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, lộ trình cập nhật văn bản được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, đồng thời phối hợp với Bộ Tư pháp thực hiện cập nhật và hoàn thành việc cập nhật văn bản trước ngày 30 tháng 6 năm 2016. Trách nhiệm cập nhật văn bản thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Nghị định này;
d) Đối với những văn bản đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật thì các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan nhà nước khác ở Trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải thực hiện kiểm tra, rà soát các thông tin văn bản theo quy định tại Điều 3 của Nghị định này để bảo đảm tính chính xác;
đ) Quy trình thu thập, cập nhật văn bản được ban hành trước ngày Nghị định này có hiệu lực thực hiện như sau:
Lập danh mục văn bản cần thu thập và thực hiện thống kê văn bản có nguồn hoặc không có nguồn;
Đối với văn bản có nguồn đăng tải quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, việc cập nhật phải bảo đảm thông tin theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3, đính kèm văn bản theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 của Nghị định này;
Đối với văn bản không có nguồn đăng tải quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, khi cập nhật phải bảo đảm các thông tin cơ bản về loại văn bản, số ký hiệu, trích yếu, ngày ban hành của văn bản và các thông tin khác nếu có.
Theo đó đối với các văn bản đã hết hiệu lực trước ngày 20/7/2015 (Ngày Nghị định 52 này có hiệu lực) thì vẫn được khuyến khích cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật. Về quy trình cập nhật thực hiện như sau:
- Lập danh mục văn bản cần thu thập và thực hiện thống kê văn bản có nguồn hoặc không có nguồn;
- Đối với văn bản có nguồn đăng tải quy định tại điểm b khoản 3 Điều 25 trên, việc cập nhật phải bảo đảm thông tin theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 3 Nghị định 52/2015/NĐ-CP, đính kèm văn bản theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 14 Nghị định 52/2015/NĐ-CP;
- Đối với văn bản không có nguồn đăng tải quy định tại điểm b khoản 3 Điều này, khi cập nhật phải bảo đảm các thông tin cơ bản về loại văn bản, số ký hiệu, trích yếu, ngày ban hành của văn bản và các thông tin khác nếu có.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?