Trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản thì các tổ chức, cá nhân có quyền tiếp cận các thông tin gì?
Trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản thì các tổ chức, cá nhân có quyền tiếp cận các thông tin gì?
Tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 24/2018/TT-BNNPTNT (Được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 6 Thông tư 01/2022/TT-BNNPTNT) quy định tổ chức, cá nhân có quyền tiếp cận trên cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản những thông tin sau:
- Danh sách cơ sở sản xuất giống thủy sản; số lượng và tên giống thủy sản được công bố tiêu chuẩn chất lượng và công bố hợp quy; danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam; danh mục loài thủy sản xuất khẩu có điều kiện; danh mục loài thủy sản cấm xuất khẩu;
- Danh sách cơ sở sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản, địa chỉ; số lượng và tên sản phẩm được công bố tiêu chuẩn chất lượng và công bố hợp quy;
Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật cấm sử dụng trong thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản; danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật và nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản;
- Diện tích, sản lượng nuôi trồng thủy sản; Cơ sở nuôi trồng thủy sản;
- Giá thủy sản nguyên liệu;
- Kết quả quan trắc, cảnh báo môi trường định kỳ vùng nuôi trồng thủy sản; bản tin dự báo, cảnh báo chất lượng môi trường vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh động vật thủy sản;
- Danh sách loài thủy sản sống đã được đánh giá rủi ro; thời điểm đánh giá rủi ro;
- Thông tin về đăng kiểm tàu cá; hạn ngạch khai thác thủy sản; giấy phép khai thác thủy sản; cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão; xác nhận nguyên liệu thủy sản khai thác; chứng nhận nguồn gốc thủy sản khai thác; đào tạo, bồi dưỡng lao động khai thác thủy sản;
Cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá; cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên tàu cá; tàu cá khai thác thủy sản bất hợp pháp; dự báo ngư trường khai thác thủy sản; chứng nhận an toàn thực phẩm cho tàu cá và cảng cá; giám sát hành trình tàu cá;
- Dữ liệu về khu bảo tồn biển; khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, bảo tồn đất ngập nước có nguồn lợi thủy sản; khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản; khu vực cấm khai thác thủy sản có thời hạn; đường di cư tự nhiên của loài thủy sản; danh mục nghề, ngư cụ cấm sử dụng khai thác thủy sản;
- Dữ liệu về cơ sở mua, bán, sơ chế, chế biến thủy sản, sản phẩm thủy sản.
Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản (Hình từ Internet)
Quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản dựa theo các nội dung gì?
Tại Điều 12 Thông tư 24/2018/TT-BNNPTNT quy định việc quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản sẽ thực hiện theo 07 nội dung như sau:
1. Xây dựng và vận hành cơ sở hạ tầng kỹ thuật, phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia dùng chung và cơ sở dữ liệu thành phần, bảo đảm kết nối và chia sẻ dữ liệu thống nhất trên toàn bộ hệ thống.
2. Thu thập, xử lý và cập nhật thông tin vào các cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
3. Tổng hợp và tích hợp thông tin từ các cơ sở dữ liệu thành phần của cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
4. Quản lý quyền truy cập và quyền cập nhật thông tin trong cơ sở dữ liệu.
5. Theo dõi, giám sát tình hình sử dụng cơ sở dữ liệu.
6. Bảo đảm an toàn, an ninh.
7. Đào tạo nhân lực và hỗ trợ vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu.
Có bao nhiêu biện pháp được áp dụng để bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản?
Tại Điều 13 Thông tư 24/2018/TT-BNNPTNT quy định về bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản như sau:
Bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản
1. Sử dụng phần mềm bảo mật có bản quyền và áp dụng các công nghệ phát hiện và ngăn chặn xâm nhập mạng.
2. Sử dụng kênh mã hóa và xác thực người dùng các hoạt động sau: Đăng nhập quản trị hệ thống; đăng nhập vào các ứng dụng; gửi nhận dữ liệu tự động giữa các máy chủ; nhập và biên tập dữ liệu.
3. Mã hóa đường truyền cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
4. Áp dụng biện pháp bảo đảm tính xác thực và bảo vệ sự toàn vẹn của dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
5. Thực hiện lưu vết việc truy cập, tạo, thay đổi, xóa thông tin dữ liệu để phục vụ việc quản lý, giám sát hệ thống.
6. Thiết lập và duy trì hệ thống dự phòng nhằm bảo đảm hệ thống hoạt động liên tục.
7. Thiết lập biện pháp sao lưu dữ liệu định kỳ và bảo vệ các bản sao lưu phục hồi băng giải pháp che dấu và mã hóa dữ liệu.
8. Thực hiện biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
Theo đó thì có 07 biện pháp bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản nêu trên.
Ngoài ra, có thể thực hiện biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn cơ sở dữ liệu quốc gia về thủy sản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?