Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội các khu vực di tích và di sản văn hóa nào phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa?
- Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội các khu vực di tích và di sản văn hóa nào phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa?
- Việc lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề trên địa bàn Thủ đô Hà Nội do ai có thẩm quyền phê duyệt?
- Quy định về tập trung phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thực hiện thế nào?
Trên địa bàn Thủ đô Hà Nội các khu vực di tích và di sản văn hóa nào phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa?
Theo Điều 11 Luật Thủ đô 2012 có quy định như sau:
Bảo tồn và phát triển văn hóa
1. Việc bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô phải bảo đảm tiêu biểu cho bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của Thủ đô và của dân tộc, xây dựng văn hóa người Hà Nội thanh lịch, văn minh.
Các nguồn lực văn hóa trên địa bàn Thủ đô phải được quản lý, khai thác, sử dụng đáp ứng yêu cầu bảo tồn và phát triển văn hóa Thủ đô và cả nước.
2. Các khu vực, di tích và di sản văn hóa sau đây phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa:
a) Khu vực Ba Đình;
b) Di tích Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa; Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô;
c) Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây;
d) Phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu;
đ) Biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954;
e) Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.
3. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành:
a) Chính sách khuyến khích đầu tư, huy động đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân vào việc xây dựng công trình văn hóa, công viên, vườn hoa, khu vui chơi giải trí và bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn Thủ đô;
b) Danh mục phố cổ, làng cổ, làng nghề truyền thống tiêu biểu, biệt thự cũ, công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954 và các giá trị văn hóa phi vật thể quy định tại các điểm d, đ và e khoản 2 Điều này.
Từ quy định trên thì trên địa bàn Thủ đô Hà Nội các khu vực, di tích và di sản văn hóa sau đây phải được tập trung nguồn lực để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa đó là:
- Khu vực Ba Đình;
- Di tích Phủ Chủ tịch; Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh; Di tích Hoàng Thành Thăng Long, Thành Cổ Loa; Văn Miếu - Quốc Tử Giám và các di tích quốc gia đặc biệt khác trên địa bàn Thủ đô Hà Nội;
- Khu vực Hồ Hoàn Kiếm, Hồ Tây;
- Phố cổ, làng cổ và làng nghề truyền thống tiêu biểu;
- Biệt thự cũ và các công trình kiến trúc khác xây dựng trước năm 1954;
- Các giá trị văn hóa phi vật thể trên địa bàn Thủ đô.
Địa bàn Thủ đô Hà Nội (Hình từ Internet)
Việc lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề trên địa bàn Thủ đô Hà Nội do ai có thẩm quyền phê duyệt?
Liên quan đến phát triển giáo dục và đạo tạo tại Điều 12 Luật Thủ đô 2012 có nêu như sau:
Phát triển giáo dục và đào tạo
1. Thực hiện phổ cập và phát triển giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông đạt chuẩn quốc gia; khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng các cơ sở giáo dục trên địa bàn Thủ đô theo quy hoạch.
2. Quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề trên địa bàn Thủ đô do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo nguyên tắc tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cả nước.
3. Xây dựng một số cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông chất lượng cao trên địa bàn Thủ đô theo các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục. Việc theo học tại các cơ sở giáo dục chất lượng cao theo nguyên tắc tự nguyện.
4. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quy định về cơ chế tài chính áp dụng đối với các cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao quy định tại khoản 3 Điều này.
5. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội có trách nhiệm sau:
a) Quy định cụ thể các tiêu chí về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình, phương pháp giảng dạy và dịch vụ giáo dục chất lượng cao quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Quy định bổ sung chương trình giảng dạy nâng cao ngoài chương trình giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông để áp dụng đối với các cơ sở giáo dục chất lượng cao quy định tại khoản 3 Điều này sau khi có ý kiến của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, khi lập quy hoạch mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng nghề trên địa bàn Thủ đô Hà Nội sẽ do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo nguyên tắc tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho Thủ đô và cả nước.
Quy định về tập trung phát triển khoa học và công nghệ trên địa bàn Thủ đô Hà Nội thực hiện thế nào?
Tại Điều 13 Luật Thủ đô 2012 quy định về phát triển khoa học và công nghệ như sau:
Phát triển khoa học và công nghệ
1. Tập trung phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ; bảo đảm phát huy tiềm năng, trí tuệ của các nhà khoa học và công nghệ; huy động sự tham gia, phối hợp của các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức khoa học và công nghệ khác; phát triển các dịch vụ khoa học và công nghệ, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao, chuyển nhượng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sạch trên địa bàn Thủ đô.
2. Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được ban hành chính sách trọng dụng nhân tài; chính sách ưu đãi để áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và các nhà khoa học và công nghệ tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô trên cơ sở cân đối nguồn lực của địa phương để thực hiện.
Như vậy:
- Tập trung phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự nhiên và công nghệ; bảo đảm phát huy tiềm năng, trí tuệ của các nhà khoa học và công nghệ; huy động sự tham gia, phối hợp của các viện nghiên cứu, trường đại học và các tổ chức khoa học và công nghệ khác;
Phát triển các dịch vụ khoa học và công nghệ, nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao, chuyển nhượng công nghệ tiên tiến, đặc biệt là công nghệ cao, công nghệ sạch trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội được ban hành chính sách trọng dụng nhân tài; chính sách ưu đãi để áp dụng đối với tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển khoa học và công nghệ và các nhà khoa học và công nghệ tham gia thực hiện chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm của Thủ đô trên cơ sở cân đối nguồn lực của địa phương để thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?