Trên nhiệt kế thang đo kín để đo nhiệt lượng thì các ký hiệu nào phải được ghi nhãn bền và rõ nét?
Trên nhiệt kế thang đo kín để đo nhiệt lượng thì các ký hiệu nào phải được ghi nhãn bền và rõ nét?
Trên nhiệt kế thang đo kín để đo nhiệt lượng thì các ký hiệu phải được ghi nhãn bền và rõ được quy định tại Mục 10 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11555:2016 như sau:
Ký hiệu
Các ký hiệu sau phải được ghi nhãn bền và rõ nét trên nhiệt kế:
a) đơn vị nhiệt độ: viết tắt tên Celsius, ví dụ "C" hoặc biểu tượng "oC";
b) mức nhúng. Trên mỗi nhiệt kế được chia độ để nhúng một phần, phải ghi khắc mức nhúng và nhiệt độ hiệu chuẩn nhiệt kế tại mức nhúng đó.
c) khí nạp, nếu có; ví dụ "có nạp nitơ", “rỗng”, hoặc chữ viết tắt phù hợp;
d) định danh thủy tinh phần bầu, tốt nhất bằng một hoặc vài dải màu, hoặc ký hiệu trên nhiệt kế;
e) số nhận dạng (của nhà sản xuất);
f) tên hoặc dấu hiệu nhận dạng của nhà sản xuất và/hoặc nhà cung cấp
g) viện dẫn tiêu chuẩn này;
h) ký hiệu qui định đối với nhiệt kế, ví dụ ECal/0,01/15.
Theo đó, trên nhiệt kế thang đo kín để đo nhiệt lượng thì các ký hiệu phải được ghi nhãn bền và rõ nét gồm:
- Đơn vị nhiệt độ: viết tắt tên Celsius, ví dụ "C" hoặc biểu tượng "oC";
- mức nhúng. Trên mỗi nhiệt kế được chia độ để nhúng một phần, phải ghi khắc mức nhúng và nhiệt độ hiệu chuẩn nhiệt kế tại mức nhúng đó.
- Khí nạp, nếu có; ví dụ "có nạp nitơ", “rỗng”, hoặc chữ viết tắt phù hợp;
- Định danh thủy tinh phần bầu, tốt nhất bằng một hoặc vài dải màu, hoặc ký hiệu trên nhiệt kế;
- Số nhận dạng (của nhà sản xuất);
- Tên hoặc dấu hiệu nhận dạng của nhà sản xuất và/hoặc nhà cung cấp
- Viện dẫn tiêu chuẩn này;
- Ký hiệu qui định đối với nhiệt kế, ví dụ ECal/0,01/15.
Nhiệt kế thang đo kín (Hình từ Internet)
Nhiệt kế thang đo kín để đo nhiệt lượng phải có kết cấu như thế nào?
Nhiệt kế thang đo kín để đo nhiệt lượng phải có kết cấu được quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11555:2016 như sau:
Kết cấu.
7.1 Hình dạng
Nhiệt kế phải thẳng và tiết diện ngang bên ngoài phải gần tròn.
7.2 Hoàn thiện phần đỉnh
Đỉnh thân của nhiệt kế phải được làm kín bằng cách hàn nóng và được đậy bằng nắp kim loại.
7.3 Dải mang thang đo
Dải mang thang đo phải được làm từ vật liệu phù hợp với nhiệt độ đo và thích hợp với phương pháp cố định dải. Dải phải được đặt gắn chặt trên ống mao quản bên trong thân và phải được gắn chắc và chặt tại đỉnh nhiệt kế. Phương pháp cố định phù hợp là hàn nóng ống hoặc thanh thủy tinh với ống và đầu trên của dải mang thang đo; đầu dưới của dải được để tự do theo cách phù hợp. Ngoài ra, dải mang thang đo phải được cố định phù hợp bên trong thân để có thể kéo dài theo các hướng khác nhau.
7.4 Ống mao quản
Mặt trong của ống mao quản phải nhẵn, tiết diện ngang của lỗ không được thay đổi quá mức trung bình 5 %, và lỗ phải mở rộng đủ để bảo đảm không có sự phân nhánh, độ cao của mặt cong không quá một nửa khoảng chia độ, khi nhiệt độ tăng đều không quá 0,05 oC trên phút. Trong trường hợp nhiệt kế được hiệu chuẩn để sử dụng nhúng một phần, thể tích của thủy ngân chứa trong ống mao quản giữa vạch nhúng và vạch chia độ được đánh số thấp nhất không được vượt quá khoảng tương đương 2 oC.
7.5 Khoang mở rộng (khoang an toàn)
Ống mao quản phải mở rộng tại đỉnh, có kích cỡ đủ để nhiệt kế tăng nhiệt đến 60 oC (70 oC trong trường hợp nhiệt kế ECal/0,01/42 và ECal/0,01/45). Khoang mở rộng này phải có dạng hình quả lê, với nửa bán cầu tại đỉnh. Khoang phải có hình dạng sao cho mặt cong vẫn lưu lại trong phần hẹp tại nhiệt độ đến 40 oC.
7.6 Khoang ngưng
Khoang ngưng phải được thiết kế sao cho thủy ngân không được hạ xuống trong bầu tại 0oC. Khoang phải kéo dài và hợp nhất có thể.
7.7 Sự mở rộng của lỗ
Phần không mở rộng của lỗ phải được đặt để tạo sự thay đổi theo mặt cắt ngang của ống mao quản trong phần thang đo lớn hơn giá trị cho phép trong 7.4.
7.8 Kích thước
Kích thước của nhiệt kế phải phù hợp với Bảng 1 và Hình 1.
Theo đó, nhiệt kế thang đo kín để đo nhiệt lượng phải có kết cấu như trên.
Độ chính xác của nhiệt kế thang đo kín để đo nhiệt lượng được quy định như thế nào?
Độ chính xác của nhiệt kế thang đo kín để đo nhiệt lượng được quy định theo Mục 9 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11555:2016 như sau:
Độ chính xác
9.1 Sai số thang đo
Sai số thang đo, khi nhiệt kế ở điều kiện áp suất khí quyển bình thường và khi cột chất lỏng không chìm hết (trường hợp nhiệt kế nhúng một phần) tại nhiệt độ qui định (xem 10b), không được lớn hơn 0,1 oC.
9.2 Sai số của khoảng thang đo
Trong mọi trường hợp, giá trị tuyệt đối của độ lệch giữa sai số của hai điểm bất kỳ cách nhau không quá 50 giá trị độ chia, không được lớn hơn 0,01 oC.
Theo đó, độ chính xác của nhiệt kế thang đo kín để đo nhiệt lượng được quy định như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?