Trên tàu biển Việt Nam thợ kỹ thuật điện chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của ai? Thợ kỹ thuật điện có nhiệm vụ thế nào khi trực ca?
Trên tàu biển Việt Nam thợ kỹ thuật điện chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của ai?
Căn cứ theo Điều 22 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:
Nhiệm vụ của thợ kỹ thuật điện
Thợ kỹ thuật điện chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của sỹ quan kỹ thuật điện hoặc sỹ quan máy trực ca nếu trên tàu không bố trí chức danh sỹ quan kỹ thuật điện. Thợ kỹ thuật điện có nhiệm vụ sau đây:
1. Bảo đảm chế độ làm việc của máy điện và các thiết bị điện khác theo đúng quy trình kỹ thuật. Bảo đảm cung cấp điện liên tục cho toàn tàu. Khi phát hiện máy điện và các thiết bị hoạt động không bình thường thì phải báo kịp thời cho sỹ quan máy trực ca hoặc sỹ quan kỹ thuật điện để có biện pháp khắc phục.
2. Bảo đảm khai thác đúng quy trình kỹ thuật đối với các máy phát điện, máy phát điện sự cố, các động cơ điện cần cẩu, máy tời, điện phụ của máy diesel, ắc quy sự cố, điện tự động lò hơi, các máy quạt điện, các thiết bị khác về điện và hệ thống đèn chiếu sáng trên tàu.
3. Bảo dưỡng các trang thiết bị điện như thiết bị lái tự động, thiết bị liên lạc bằng điện thoại, sửa chữa và thay thế thiết bị điện sinh hoạt theo sự hướng dẫn của sỹ quan kỹ thuật điện.
Theo đó thì thợ kỹ thuật điện chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của sỹ quan kỹ thuật điện hoặc sỹ quan máy trực ca nếu trên tàu không bố trí chức danh sỹ quan kỹ thuật điện.
Trên tàu biển Việt Nam thợ kỹ thuật điện chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của ai? (Hình từ Internet)
Trên tàu không bố trí thợ kỹ thuật điện thì nhiệm vụ về phần điện của tàu biển Việt Nam sẽ do ai đảm nhiệm?
Căn cứ theo Điều 14 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT có quy định như sau:
Nhiệm vụ của sỹ quan kỹ thuật điện
1. Sỹ quan kỹ thuật điện chịu sự quản lý và điều hành trực tiếp của máy trưởng. Sỹ quan kỹ thuật điện có nhiệm vụ sau đây:
a) Phụ trách và điều hành công việc của thợ kỹ thuật điện;
b) Trực tiếp quản lý và khai thác tất cả hệ thống và trang thiết bị điện trên tàu như máy phát điện, hệ thống tự động điều khiển từ xa, hệ thống thông tin liên lạc nội bộ, hệ thống tín hiệu, nguồn điện cho các máy móc điện hàng hải và các thiết bị khác; vận hành mạng máy tính; trực tiếp phụ trách động cơ điện và các bộ đổi điện, máy phát điện sự cố, đèn hành trình, ắc quy theo đúng quy định;
c) Bảo đảm tình trạng kỹ thuật, chế độ làm việc bình thường của máy móc, thiết bị điện trên tàu;
d) Lập và trình máy trưởng kế hoạch sửa chữa, bảo quản đối với hệ thống máy móc, thiết bị điện trên tàu và tổ chức thực hiện;
đ) Lập dự trù vật tư kỹ thuật cho hệ thống máy móc, thiết bị điện trên tàu và chịu trách nhiệm về quản lý, sử dụng các vật tư kỹ thuật được cấp;
e) Giám sát chế độ hoạt động của máy móc, thiết bị điện trên tàu;
g) Phải có mặt ở khu vực bố trí bảng phân phối điện chính khi tàu ra, vào cảng, hành trình qua luồng hẹp, trong điều kiện tầm nhìn xa bị hạn chế, các máy bơm bắt đầu làm việc, cẩu hàng chuẩn bị làm việc hoặc chọn chế độ làm việc cho các máy phát điện;
h) Quản lý các hồ sơ, tài liệu kỹ thuật về phần điện của tàu; theo dõi, ghi chép các loại nhật ký về phần điện;
i) Phân công công việc, lập kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi cho các thợ kỹ thuật điện;
k) Chậm nhất 03 giờ trước khi tàu rời cảng phải báo cáo máy trưởng công việc chuẩn bị cho chuyến đi của bộ phận điện.
2. Trường hợp trên tàu chỉ bố trí chức danh sỹ quan kỹ thuật điện thì mọi nhiệm vụ về phần điện của tàu do sỹ quan kỹ thuật điện đảm nhiệm, trường hợp trên tàu chỉ bố trí chức danh thợ kỹ thuật điện thì mọi nhiệm vụ về phần điện của tàu do thợ kỹ thuật điện đảm nhiệm. Trên tàu không bố trí chức danh sỹ quan kỹ thuật điện hoặc thợ kỹ thuật điện thì mọi nhiệm vụ về phần điện của tàu do máy trưởng phân công.
Theo quy định trên có nêu trường hợp tàu biển Việt Nam không bố trí chức danh thợ kỹ thuật điện thì mọi nhiệm vụ về phần điện của tàu do sỹ quan kỹ thuật điện đảm nhiệm, trường hợp không có cả hai chức danh nêu trên thì mọi nhiệm vụ về phần điện của tàu biển Việt Nam sẽ do máy trưởng phân công.
Thợ kỹ thuật điện có nhiệm vụ thế nào khi trực ca trên tàu biển Việt Nam?
Căn cứ theo Điều 38 Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định thợ kỹ thuật điện khi trực ca trên tàu biển Việt Nam có nhiệm vụ như sau:
- Nhận bàn giao tình trạng làm việc của máy móc, thiết bị điện, điện tử;
- Báo cho sỹ quan máy trực ca hoặc sỹ quan kỹ thuật điện biết về việc nhận ca của mình;
- Bảo đảm chế độ làm việc của máy điện và các thiết bị điện khác theo đúng quy trình kỹ thuật;
- Không được đóng hoặc mở các cầu dao điện chính khi chưa được phép của sỹ quan kỹ thuật điện hoặc sỹ quan máy trực ca;
- Bảo đảm cung cấp điện liên tục cho tàu; khi phát hiện máy điện và các thiết bị hoạt động không bình thường thì phải báo kịp thời cho sỹ quan máy trực ca hoặc sỹ quan kỹ thuật điện để có biện pháp khắc phục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?