Treo cờ Tổ quốc vào dịp Tết Nguyên đán như thế nào là đúng? Không treo cờ Tổ quốc vào dịp Tết Nguyên đán có bị xử phạt?
Tết Nguyên đán có được xem là một ngày lễ lớn của đất nước hay không?
Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP quy định về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Theo đó, Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch) hằng năm được xem là một ngày lễ lớn của đất nước.
Treo cờ Tổ quốc vào dịp Tết Nguyên đán, người dân cần lưu ý những gì? (Hình từ Internet)
Treo cờ Tổ quốc vào dịp Tết Nguyên đán như thế nào là đúng?
Theo Mục III Phần II Điều lệ 974-TTg năm 1956 về việc dùng quốc kỳ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa do Thủ tướng ban hành như sau:
CÁCH TREO QUỒC KỲ
1) Khi treo quốc kỳ thì phải chú ý đừng để ngược ngôi sao,
2) Treo quốc kỳ ta với quốc kỳ một nước khác: người đứng đằng trước nhìn vào thì cờ của ta ở bên tay phải, cờ nước ngoài ở bên tay trái.
3) Khi cần treo quốc kỳ của ta và quốc kỳ nhiều nước khác thì sẽ có chỉ thị riêng của Chính Phủ định rõ thứ tự xếp đặt các cờ.
4) Khi treo cờ của ta và cờ các nước khác, thì các cờ phải làm đúng biểu mẫu, làm bằng nhau và treo đều nhau, không treo lá to lá nhỏ, lá cao lá thấp.
5) Treo cờ và ảnh: Treo ảnh Chủ Tịch Nước cùng với quốc kỳ thì để ảnh thấp hơn quốc kỳ, hoặc để ảnh trên nền quốc kỳ dưới ngôi sao. Ở các cơ quan, chỉ treo thường xuyên ảnh Chủ Tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Đồng thời theo tiểu mục 1 Mục I Hướng dẫn 3420/HD-BVHTTDL năm 2012 về việc sử dụng Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành như sau:
QUỐC KỲ
1. Hình Quốc kỳ: Điều 141 chương XI Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992; Thông tư số 68/VHTT-TT ngày 24 tháng 8 năm 1993 của Bộ Văn hóa, Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch). “…Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh…”
- “…Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) Quốc kỳ.
- Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phần năm chiều dài của Quốc kỳ.
- Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài Quốc kỳ và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo Quốc kỳ.
- Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu.
- Hai mặt của Quốc kỳ đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau.
- Nền Quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi...”
...
Theo đó, khi treo cờ Tổ quốc vào dịp Tết Nguyên đán hay các dịp lễ, tết khác, người dân cần lưu ý cờ Tổ quốc có hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
- Điểm giữa ngôi sao vàng đặt đúng điểm giữa (điểm giao nhau của hai đường chéo) cờ Tổ quốc.
- Khoảng cách từ điểm giữa ngôi sao đến đầu cánh sao bằng một phần năm chiều dài của cờ Tổ quốc.
- Một cánh sao có trục vuông góc với cạnh dài cờ Tổ quốc và hướng thẳng lên phía trên theo đầu cột treo cờ Tổ quốc.
- Tạo hình ngôi sao: từ đầu cánh sao này đến đầu cánh sao đối diện là đường thẳng, không phình ở giữa, cánh sao không bầu.
- Hai mặt của cờ Tổ quốc đều có ngôi sao vàng trùng khít nhau.
- Nền Quốc kỳ màu đỏ tươi, ngôi sao màu vàng tươi...
Ngoài ra, khi treo cờ Tổ quốc thì phải chú ý đừng để ngược ngôi sao, nếu treo ảnh Chủ Tịch Nước cùng với cờ Tổ quốc thì để ảnh thấp hơn cờ Tổ quốc, hoặc để ảnh trên nền cờ Tổ quốc dưới ngôi sao.
Không treo cờ Tổ quốc vào dịp Tết Nguyên đán có bị xử phạt hay không?
Hiện nay pháp luật không có quy định về việc xử phạt khi không thực hiện theo cờ Tổ quốc vào những những dịp lễ, tết hay những ngày kỷ niệm đặc biệt của dân tộc.
Tại Điều lệ 974-TTg năm 1956 có quy định về những ngày kỷ niệm, các dịp lễ, tết phải treo cờ Tổ quốc nhưng cũng không quy định về trường hợp người dân không thực hiện thì sẽ xử lý thế nào.
Tuy nhiên, việc treo cờ Tổ quốc là thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc của mỗi người dân Việt Nam, khẳng định chủ quyền lãnh thổ Việt Nam, thể hiện tinh thần quyết chiến quyết thắng, tinh thần đoàn kết, chung sức, chung lòng phấn đấu xây dựng đất nước, quê hương ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.
Trong những năm qua, phong trào treo cờ Tổ quốc dịp lễ, Tết các dịp trọng đại của đất nước đã trở thành nét đẹp văn hóa và là dịp để mỗi người dân Việt Nam thể hiện lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc.
Do đó, cần được giữ gìn và phát huy thành truyền thống, nét đẹp văn hóa treo cờ Tổ quốc và trở thành ý thức trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?