Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu là gì? Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch?
Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu là gì?
Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu được quy định tại Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) như sau:
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
1. Trị giá hải quan của hàng hóa nhập khẩu được xác định theo phương pháp này là trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu.
2. Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua và nhập khẩu hàng hóa sau khi đã được điều chỉnh theo quy định tại Điều 13, Điều 14 và Điều 15 Thông tư này.
...
Theo đó, trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu là giá thực tế mà người mua đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho người bán để mua và nhập khẩu hàng hóa sau khi đã được điều chỉnh theo quy định.
Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu là gì? (Hình từ Internet)
Trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu được áp dụng nếu thỏa mãn điều kiện nào?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) thì trị giá giao dịch của hàng hoá nhập khẩu được áp dụng nếu thỏa mãn đủ các điều kiện sau đây:
(1) Người mua không bị hạn chế quyền định đoạt hoặc sử dụng hàng hóa sau khi nhập khẩu, trừ các hạn chế dưới đây:
- Hạn chế do pháp luật Việt Nam quy định như: Các quy định về việc hàng hóa nhập khẩu phải dán nhãn mác bằng tiếng Việt, hàng hóa nhập khẩu có điều kiện, hoặc hàng hóa nhập khẩu phải chịu một hình thức kiểm tra trước khi được thông quan;
- Hạn chế về nơi tiêu thụ hàng hóa;
- Hạn chế khác không ảnh hưởng đến trị giá của hàng hóa. Những hạn chế này là một hoặc nhiều yếu tố có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến hàng hóa nhập khẩu, nhưng không làm tăng hoặc giảm giá thực tế đã thanh toán hay sẽ phải thanh toán cho hàng hóa đó.
Ví dụ: Người bán ô tô yêu cầu người mua ô tô không được bán hoặc trưng bày ô tô nhập khẩu trước thời điểm giới thiệu mẫu ô tô này ra thị trường.
(2) Giá cả hoặc việc bán hàng không phụ thuộc vào những điều kiện hay các khoản thanh toán mà vì chúng không xác định được trị giá của hàng hóa cần xác định trị giá hải quan.
Ví dụ: Người bán định giá bán hàng hóa nhập khẩu với điều kiện là người mua cũng sẽ mua một số lượng nhất định các hàng hóa khác nữa; Giá cả của hàng hóa nhập khẩu phụ thuộc vào giá của hàng hóa khác mua cùng hàng hóa nhập khẩu.
Trường hợp việc mua bán hàng hóa hay giá cả của hàng hóa phụ thuộc vào một hay một số điều kiện, nhưng người mua có tài liệu khách quan để xác định mức độ ảnh hưởng bằng tiền của sự phụ thuộc đó thì vẫn được xem là đã đáp ứng điều kiện này; khi xác định trị giá hải quan phải điều chỉnh khoản tiền do ảnh hưởng của sự phụ thuộc đó vào trị giá giao dịch.
(3) Sau khi bán lại, chuyển nhượng hoặc sử dụng hàng hóa nhập khẩu, trừ khoản phải cộng quy định tại điểm e khoản 2 Điều 13 Thông tư 39/2015/TT-BTC, người mua không phải thanh toán thêm bất kỳ khoản tiền nào từ số tiền thu được do việc định đoạt hàng hóa nhập khẩu mang lại.
(4) Người mua và người bán không có mối quan hệ đặc biệt hoặc nếu có thì mối quan hệ đặc biệt đó không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định tại Điều 7 Thông tư 39/2015/TT-BTC.
Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu gồm những gì?
Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu được quy dịnh tại khoản 7 Điều 6 Thông tư 39/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Thông tư 60/2019/TT-BTC) như sau:
Phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu
...
7. Chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp này bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):
a) Hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại;
b) Chứng từ, tài liệu thể hiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định tại điểm a.2 khoản 4 Điều 7 Thông tư này khi cơ quan hải quan yêu cầu;
c) Chứng từ, tài liệu liên quan đến các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại (nếu có khoản tiền này);
d) Chứng từ, tài liệu liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng (nếu có khoản điều chỉnh cộng);
đ) Chứng từ, tài liệu liên quan đến các khoản điều chỉnh trừ (nếu có khoản điều chỉnh trừ);
e) Chứng từ, tài liệu khác liên quan đến trị giá hải quan do người khai hải quan tự kê khai, tự xác định.
...
Như vậy, chứng từ, tài liệu để xác định trị giá hải quan theo phương pháp trị giá giao dịch của hàng hóa nhập khẩu bao gồm (mỗi chứng từ 01 bản chụp):
- Hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại;
- Chứng từ, tài liệu thể hiện mối quan hệ đặc biệt không ảnh hưởng đến trị giá giao dịch theo quy định tại điểm a.2 khoản 4 Điều 7 Thông tư 39/2015/TT-BTC khi cơ quan hải quan yêu cầu;
- Chứng từ, tài liệu liên quan đến các khoản tiền người mua phải trả nhưng chưa tính vào giá mua ghi trên hóa đơn thương mại (nếu có khoản tiền này);
- Chứng từ, tài liệu liên quan đến các khoản điều chỉnh cộng (nếu có khoản điều chỉnh cộng);
- Chứng từ, tài liệu liên quan đến các khoản điều chỉnh trừ (nếu có khoản điều chỉnh trừ);
- Chứng từ, tài liệu khác liên quan đến trị giá hải quan do người khai hải quan tự kê khai, tự xác định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?