Triệt sản nữ bằng cách thắt và cắt vòi tử cung là gì? Lao động nữ thực hiện triệt sản bằng cách này có được hưởng chế độ thai sản?
- Triệt sản nữ bằng cách thắt và cắt vòi tử cung là gì? Lao động nữ thực hiện triệt sản bằng cách này có được hưởng chế độ thai sản?
- Lao động nữ thực hiện triệt sản bằng cách thắt và cắt vòi tử cung được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tối đa bao nhiêu ngày?
- Lao động nữ thực hiện triệt sản bằng cách thắt và cắt vòi tử cung có được bảo hiểm y tế chi trả không?
Triệt sản nữ bằng cách thắt và cắt vòi tử cung là gì? Lao động nữ thực hiện triệt sản bằng cách này có được hưởng chế độ thai sản?
Thắt ống dẫn trứng là một thủ thuật được thực hiện nhằm giúp nữ giới triệt sản đạt hiệu quả lâu dài. Đây là phương pháp có tác dụng ngăn không cho tế bào trứng gặp tinh trùng hoặc ngăn không cho tinh trùng di chuyển đến gặp trứng qua vòi trứng.
Thủ thuật thắt ống dẫn trứng có thể được thực hiện bằng rất nhiều cách khác nhau. Qua thực tế áp dụng có thể thấy khả năng mang thai mà nó mang lại trong vòng 1 năm là dưới 1/100 phụ nữ. Đến sau 10 năm thì tỷ lệ này sẽ là dưới 1 - 4/100 phụ nữ.
Dẫn chiếu đến Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
Điều kiện hưởng chế độ thai sản
1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.
Như vậy, trường hợp thực hiện triệt sản bằng cách này thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định.
Triệt sản nữ bằng cách thắt và cắt vòi tử cung là gì? Lao động nữ thực hiện triệt sản bằng cách này có được hưởng chế độ thai sản? (hình từ internet)
Lao động nữ thực hiện triệt sản bằng cách thắt và cắt vòi tử cung được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tối đa bao nhiêu ngày?
Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai được quy định tại Điều 37 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, cụ thể như sau:
Thời gian hưởng chế độ khi thực hiện các biện pháp tránh thai
1. Khi thực hiện các biện pháp tránh thai thì người lao động được hưởng chế độ thai sản theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền. Thời gian nghỉ việc tối đa được quy định như sau:
a) 07 ngày đối với lao động nữ đặt vòng tránh thai;
b) 15 ngày đối với người lao động thực hiện biện pháp triệt sản.
2. Thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản 1 Điều này tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.
Theo quy định này thì trường hợp lao động nữ thực hiện triệt sản bằng cách thắt và cắt vòi tử cung được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản tối đa là 15 ngày.
Lao động nữ thực hiện triệt sản bằng cách thắt và cắt vòi tử cung có được bảo hiểm y tế chi trả không?
Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế được quy định tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế 2008 (sửa đổi bởi khoản 16 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014) như sau:
Các trường hợp không được hưởng bảo hiểm y tế
1. Chi phí trong trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 đã được ngân sách nhà nước chi trả.
2. Điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
3. Khám sức khỏe.
4. Xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
5. Sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
6. Sử dụng dịch vụ thẩm mỹ.
7. Điều trị lác, cận thị và tật khúc xạ của mắt, trừ trường hợp trẻ em dưới 6 tuổi.
8. Sử dụng vật tư y tế thay thế bao gồm chân tay giả, mắt giả, răng giả, kính mắt, máy trợ thính, phương tiện trợ giúp vận động trong khám bệnh, chữa bệnh và phục hồi chức năng.
9. Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng trong trường hợp thảm họa
11. Khám bệnh, chữa bệnh nghiện ma túy, nghiện rượu hoặc chất gây nghiện khác.
13. Giám định y khoa, giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần.
14. Tham gia thử nghiệm lâm sàng, nghiên cứu khoa học.
Theo đó, trường hợp người lao động sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình thì không được hưởng bảo hiểm y tế.
Như vậy, lao động nữ thực hiện triệt sản bằng cách thắt và cắt vòi tử cung thù không thuộc trường hợp được bảo hiểm y tế chi trả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?
- Tải về mẫu bảng chi tiêu gia đình hàng tháng? Thu nhập một tháng bao nhiêu được coi là gia đình thuộc hộ nghèo?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi Thông tư 02 2022 quy định đến ngành đào tạo trình độ đại học thạc sĩ tiến sĩ?
- Khi xảy ra sự kiện gì công ty đại chúng phải công bố thông tin bất thường? Nội dung công bố thông tin định kỳ là gì?