Triệu chứng để nhận biết phản vệ sau tiêm vaccine là gì? Phản vệ và sốc phản vệ khác nhau như thế nào?

Tôi vừa tiêm phòng vaccine ngừa bệnh dại do bị chó hoang cắn, tôi có thấy nhiều trường hợp bị phản vệ nặng thì sốc phản vệ sau tiêm, vậy tôi muốn biết các triệu chứng nhận biết là gì? Phản vệ và sốc phản vệ khác nhau như thế nào?

Triệu chứng để nhận biết phản vệ sau tiêm vaccine là gì?

Tại tiểu mục 1 Mục I Phụ lục I Ban hành kèm theo Thông tư 51/2017/TT-BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn về phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ áp dụng đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Thì sau khi tiêm vaccine phòng ngừa bệnh dại nếu có ít nhất một trong các triệu chứng sau đây bạn có thể suy nghĩ tới đã bị phản vệ:

- Mày đay, phù mạch nhanh.

- Khó thở, tức ngực, thở rít.

- Đau bụng hoặc nôn.

- Tụt huyết áp hoặc ngất.

- Rối loạn ý thức.

Khi có các triệu chứng trên thì chị ra trung tâm y tế gần nhất để được bác sĩ hoặc người có chuyên môn theo dõi và xử trí kịp thời.

Cụ thể tại tiểu mục 2 Mục I này quy định về các bệnh cảnh lâm sàng trong chẩn đoán phản vệ như sau:

"I. Chẩn đoán phản vệ:
...
2. Các bệnh cảnh lâm sàng:
1. Bệnh cảnh lâm sàng 1: Các triệu chứng xuất hiện trong vài giây đến vài giờ ở da, niêm mạc (mày đay, phù mạch, ngứa...) và có ít nhất 1 trong 2 triệu chứng sau:
a) Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít).
b) Tụt huyết áp (HA) hay các hậu quả của tụt HA (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ...).
2. Bệnh cảnh lâm sàng 2: Ít nhất 2 trong 4 triệu chứng sau xuất hiện trong vài giây đến vài giờ sau khi người bệnh tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ:
a) Biểu hiện ở da, niêm mạc: mày đay, phù mạch, ngứa.
b) Các triệu chứng hô hấp (khó thở, thở rít, ran rít).
c) Tụt huyết áp hoặc các hậu quả của tụt huyết áp (rối loạn ý thức, đại tiện, tiểu tiện không tự chủ...).
d) Các triệu chứng tiêu hóa (nôn, đau bụng...).
3. Bệnh cảnh lâm sàng 3: Tụt huyết áp xuất hiện trong vài giây đến vài giờ sau khi tiếp xúc với yếu tố nghi ngờ mà người bệnh đã từng bị dị ứng:
a) Trẻ em: giảm ít nhất 30% huyết áp tâm thu (HA tối đa) hoặc tụt huyết áp tâm thu so với tuổi (huyết áp tâm thu < 70mmHg).
b) Người lớn: Huyết áp tâm thu < 90mmHg hoặc giảm 30% giá trị huyết áp tâm thu nền."

Triệu chứng để nhận biết phản vệ sau tiêm vaccine là gì? Phản vệ và sốc phản vệ khác nhau như thế nào?

Triệu chứng để nhận biết phản vệ sau tiêm vaccine là gì? Phản vệ và sốc phản vệ khác nhau như thế nào? (Hình từ Internet)

Phản vệ và sốc phản vệ sau tiêm khác nhau như thế nào?

Tại khoản 1 và khoản 3 Điều 2 Thông tư 51/2017/TT-BYT giải thích hai khái niệm này như sau:

"Điều 2. Giải thích từ ngữ
1. Phản vệ là một phản ứng dị ứng, có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau, có thể nghiêm trọng dẫn đến tử vong nhanh chóng.
2. Dị nguyên là yếu tố lạ khi tiếp xúc có khả năng gây phản ứng dị ứng cho cơ thể, bao gồm thức ăn, thuốc và các yếu tố khác.
3. Sốc phản vệ là mức độ nặng nhất của phản vệ do đột ngột giãn toàn bộ hệ thống mạch và co thắt phế quản có thể gây tử vong trong vòng một vài phút."

Theo đó phản vệ là một phản ứng dị ứng không mong muốn sau tiêm vaccine có thể xuất hiện ngay lập tức từ vài giây, vài phút đến vài giờ sau khi cơ thể tiếp xúc với dị nguyên khi tiêm vaccine phòng ngừa bệnh dại gây ra các bệnh cảnh lâm sàng khác nhau.

Còn sốc phản vệ sẽ là mức độ nặng nhất của phản vệ có thể gặp phải sau tiêm vaccine có thể gây tử vong trong vòng một vài phút.

Có các mức độ phản vệ nào?

Tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 51/2017/TT-BYT quy định có 4 mức độ phản vệ có thể gặp phải sau tiêm như sau:

- Mức độ nhẹ nhất, độ I: Chỉ có các triệu chứng da, tổ chức dưới da và niêm mạc như mày đay, ngứa, phù mạch.

- Mức độ nặng, độ II: có từ 2 biểu hiện ở nhiều cơ quan:

+ Mày đay, phù mạch xuất hiện nhanh.

+ Khó thở nhanh nông, tức ngực, khàn tiếng, chảy nước mũi.

+ Đau bụng, nôn, ỉa chảy.

+ Huyết áp chưa tụt hoặc tăng, nhịp tim nhanh hoặc loạn nhịp.

- Mức độ nguy kịch, độ III: biểu hiện ở nhiều cơ quan với mức độ nặng hơn như sau:

+ Đường thở: tiếng rít thanh quản, phù thanh quản.

+ Thở: thở nhanh, khò khè, tím tái, rối loạn nhịp thở.

+ Rối loạn ý thức: vật vã, hôn mê, co giật, rối loạn cơ tròn.

+ Tuần hoàn: sốc, mạch nhanh nhỏ, tụt huyết áp.

- Ngừng tuần hoàn, độ IV: Biểu hiện ngừng hô hấp, ngừng tuần hoàn.

Lưu ý: Mức độ phản vệ có thể nặng lên rất nhanh và không theo tuần tự.

Phản vệ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Triệu chứng để nhận biết phản vệ sau tiêm vaccine là gì? Phản vệ và sốc phản vệ khác nhau như thế nào?
Pháp luật
Các mức độ phản vệ có thể gặp phải khi bị dị ứng là gì? Xử trí phản vệ khi gặp dị ứng như thế nào?
Pháp luật
Có các trường hợp nào gặp phản vệ không phải do tiếp xúc với các nguồn dị nguyên gây dị ứng hay không?
Pháp luật
Loại thuốc thiết yếu để cứu sống người bệnh gặp phản vệ là gì? Phác đồ sử dụng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Có bắt buộc phải test da để thử phản ứng phản vệ khi đi tiêm thuốc hay không? Thực hiện test da như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phản vệ
3,548 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phản vệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phản vệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào