Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bị mất như nào?
- Bị mất Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có được cấp lại không?
- Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bị mất như nào?
- Ai có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản?
Bị mất Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có được cấp lại không?
Căn cứ khoản 3 Điều 25 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
...
3. Cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bị mất, hư hỏng;
b) Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy chứng nhận.
Theo đó, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Bị mất, hư hỏng;
- Thay đổi thông tin của tổ chức, cá nhân trong giấy chứng nhận.
Bị mất Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản có được cấp lại không? (Nguồn: Internet)
Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bị mất như nào?
Căn cứ khoản 4 Điều 21 Nghị định 26/2019/NĐ-CP quy định:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở
...
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Bản thuyết minh về cơ sở vật chất, kỹ thuật của cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản theo Mẫu số 02.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản gồm:
a) Đơn đề nghị theo Mẫu số 01.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Tài liệu chứng minh nội dung thay đổi đối với trường hợp thay đổi thông tin có liên quan đến tổ chức, cá nhân;
c) Bản chính Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đã được cấp, trừ trường hợp Giấy chứng nhận bị mất.
4. Trình tự cấp, cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản:
a) Trình tự cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra điều kiện của cơ sở theo Mẫu số 03.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không đáp ứng điều kiện, cơ sở thực hiện khắc phục; sau khi khắc phục có văn bản thông báo đến cơ quan có thẩm quyền để tổ chức kiểm tra nội dung đã khắc phục. Trường hợp cơ sở đáp ứng điều kiện, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do;
b) Trình tự cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện: Tổ chức, cá nhân gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều này. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận theo Mẫu số 04.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
...
Theo đó, cá nhân, tổ chức bị mất Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản nộp đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đến cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận. Trường hợp không cấp Giấy chứng nhận phải trả lời bằng văn bản, nêu rõ lý do.
Ai có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản?
Căn cứ khoản 1 Điều 21 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi điểm a khoản 8 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định:
Cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản, kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản và kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở như sau:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện, kiểm tra duy trì điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bố mẹ, đối với cơ sở sản xuất, ương dưỡng đồng thời giống thủy sản bố mẹ và giống thủy sản không phải là giống thủy sản bố mẹ;
b) Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp, cấp lại, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản; kiểm tra duy trì điều kiện cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản trên địa bàn, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản này.
...
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền cấp lại Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản bao gồm:
- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
- Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức, viên chức và người lao động theo Quyết định 2188?
- Mẫu Báo cáo kết quả công tác lý luận chính trị mới nhất? Đào tạo lý luận chính trị gồm có mấy cấp theo quy định?
- Chức danh cán bộ công đoàn các cấp trong hệ thống Công đoàn Việt Nam? Cán bộ công đoàn cấp cơ sở phải có đạo đức như thế nào?
- Đoàn viên bị mất việc làm được tạm dừng sinh hoạt công đoàn trong bao lâu? Đoàn viên chuyển sinh hoạt công đoàn phải thông báo với ai?
- Hoạt động cho thuê lại lao động là gì? Doanh nghiệp cho thuê lại lao động phải báo cáo với cơ quan nào về hoạt động cho thuê lại?