Trình tự đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được quy định như thế nào? Người đại diện theo pháp luật của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có bắt buộc vừa là luật sư vừa là thành viên của công ty luật không?
- Trình tự đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được quy định như thế nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư được quy định như thế nào?
- Người đại diện theo pháp luật của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có bắt buộc vừa là luật sư vừa là thành viên của công ty luật không?
Trình tự đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 8 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định về trình tự đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư như sau:
- Thủ tục đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được thực hiện theo quy định tại Điều 35 của Luật luật sư.
- Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư được làm thành 02 bản; một bản cấp cho tổ chức hành nghề luật sư, một bản lưu tại Sở Tư pháp.
- Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày cấp Giấy đăng ký hoạt động cho tổ chức hành nghề luật sư, Sở Tư pháp phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan nhà nước khác có thẩm quyền, Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và Đoàn luật sư nơi tổ chức hành nghề luật sư đặt trụ sở.
- Tổ chức hành nghề luật sư phải nộp lệ phí đăng ký hoạt động theo mức lệ phí đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.
- Sau khi được cấp Giấy đăng ký hoạt động, tổ chức hành nghề luật sư được khắc và sử dụng con dấu của mình theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng con dấu.
Trình tự đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư
Nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 5 Nghị định 123/2013/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Sở Tư pháp trong việc quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư như sau:
- Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư tại địa phương theo quy định tại Khoản 4 Điều 83 của Luật luật sư, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thẩm định hồ sơ, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định cho phép thành lập Đoàn luật sư, phê chuẩn kết quả Đại hội của Đoàn luật sư, giải thể Đoàn luật sư;
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ thẩm định, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương xem xét, phê duyệt Đề án tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, phương án xây dựng Ban Chủ nhiệm, Hội đồng khen thưởng, kỷ luật nhiệm kỳ mới;
- Cấp, thu hồi Giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam;
- Cung cấp thông tin về việc đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại địa phương cho cơ quan nhà nước, tổ chức và cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật;
- Đề nghị Đoàn luật sư cung cấp thông tin về tổ chức và hoạt động của luật sư, yêu cầu tổ chức hành nghề luật sư báo cáo về tình hình tổ chức và hoạt động khi cần thiết;
- Định kỳ báo cáo Bộ Tư pháp, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về tình hình tổ chức luật sư và hành nghề luật sư Việt Nam, tổ chức và hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, luật sư nước ngoài tại địa phương;
- Tham mưu, đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương các biện pháp hỗ trợ phát triển nghề luật sư tại địa phương;
- Thực hiện kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động của Đoàn luật sư, tổ chức hành nghề luật sư theo thẩm quyền hoặc theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; xử phạt vi phạm hành chính đối với luật sư, tổ chức hành nghề luật sư, Đoàn luật sư theo thẩm quyền và theo quy định của pháp luật.
Người đại diện theo pháp luật của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có bắt buộc vừa là luật sư vừa là thành viên của công ty luật không?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 123/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 11. Thay đổi người đại diện theo pháp luật của tổ chức hành nghề luật sư
1. Người đại diện theo pháp luật của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty luật hợp danh phải là luật sư và là thành viên của công ty luật.
Công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và công ty luật hợp danh thay đổi người đại diện theo pháp luật thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày quyết định thay đổi, phải gửi văn bản đề nghị thay đổi người đại diện theo pháp luật và Giấy đăng ký hoạt động của công ty luật đến Sở Tư pháp nơi đăng ký hoạt động.
Thủ tục thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty luật hợp doanh được thực hiện theo quy định tại Điều 36 của Luật luật sư.
Như vậy, theo quy định trên người đại diện theo pháp luật của công ty luật trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên phải vừa là luật sư vừa là thành viên của công ty luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hình thức bên trong của pháp luật là gì? Đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của văn bản quy phạm pháp luật là ai?
- Lĩnh vực hoạt động của hợp tác xã được xác định như thế nào? Dựa vào lĩnh vực hoạt động hợp tác xã được phân loại như thế nào?
- Kho bảo thuế là kho chứa nguyên liệu, vật tư nhập khẩu đã được thông quan hay chưa? Địa bàn hoạt động hải quan có bao gồm kho bảo thuế?
- Chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư trong khu công nghệ cao thế nào? Điều kiện chung thành lập khu công nghệ cao?
- Hợp tác quốc tế trong hoạt động đầu tư xây dựng được pháp luật về xây dựng quy định như thế nào?