Trình tự đo ngắm trên một trạm máy khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 2 được tiến hành như thế nào?

Khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 2 cần dùng mia như thế nào? Trình tự đo ngắm trên một trạm máy khi đo độ lún bằng phương pháp đo cao hình học cấp 2 được tiến hành như thế nào? Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Thanh Tú - Long Thành.

Khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 2 cần dùng mia như thế nào?

Căn cứ tại tiết 8.2.2 tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định như sau:

8.2. Đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp II
...
8.2.2. Khi đo độ lún bằng phương pháp đo cao hình học cấp II cần dùng mia có băng Invar có một hoặc hai thang chia vạch. Giá trị khoảng chia của các vạch trên mia có thể là 5 mm hoặc 10 mm. Chiều dài của mia từ 1 m đến 3 m. Sai số các khoảng chia 1 m, dm và toàn chiều dài mia không được vượt quá 2 mm. Khi mia dùng để đo độ lún ở miền núi thì sai số này không được vượt quá 0,1 mm.

Theo đó, khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 2 cần dùng mia có băng Invar có một hoặc hai thang chia vạch. Giá trị khoảng chia của các vạch trên mia có thể là 5mm hoặc 10mm.

Chiều dài của mia từ 1m đến 3m. Sai số các khoảng chia 1m, dm và toàn chiều dài mia không được vượt quá 2mm. Khi mia dùng để đo độ lún ở miền núi thì sai số này không được vượt quá 0,1mm.

Trình tự đo ngắm trên một trạm máy khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 2 được tiến hành như thế nào?

Căn cứ tại tiết 8.2.3 tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định như sau:

8.2. Đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp II
...
8.2.3. Trình tự đo ngắm trên một trạm máy khi đo độ lún bằng phương pháp đo cao hình học cấp II được tiến hành như đã nêu trong 8.1.5.

Cụ thể tại tiết 8.1.5 tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định cụ thể trình tự thao tác trên một trạm đo gồm các công việc sau:

- Đặt chân máy: chân máy thuỷ chuẩn đặt trên trạm khi đo phải được thăng bằng và đảm bảo độ ổn định cao, hai chân của chân máy đặt song song với đường đo, chân thứ ba cắt ngang khi bên phải, khi bên trái, tất cả ba chân của chân máy phải ở những vị trí chắc chắn.

- Chân máy dùng để đo độ lún công trình cần có độ ổn định cao và trọng lượng tối thiểu là 6kg.

- Lắp máy vào chân bằng ốc nối.

- Cân bằng máy theo ba ốc cân và bọt nước gắn trên máy. Độ lệch của bọt nước tối đa là hai vạch khắc của ống nước.

Việc tính toán ghi chép số đọc trên mia được thực hiện theo các chương trình ghi ở Bảng 2.

Đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học

Đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 2 (Hình từ Internet)

Việc đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 2 phải thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại tiết 8.2.7 tiểu mục 8.2 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định như sau:

8.2. Đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp II
...
8.2.7. Việc đo độ lún phải thực hiện trong điều kiện thuận lợi cho việc đo ngắm theo quy tắc đã nêu ở 8.1.8 và 8.1.9.

Cụ thể, tại tiết 8.1.8 và 8.1.9 tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định như sau:

- Trước khi bắt đầu thực hiện công việc đo ngắm 15min, cần đưa máy ra khỏi hòm đựng để tiếp nhận nhiệt độ môi trường. Trong khi đo nếu cần thiết phải chuyển độ cao đến các mốc đặt trong công trình bằng cách ngắm qua cửa sổ, qua các lỗ hổng ở công trường và ở tường thì các lỗ hổng để chuyển qua này phải có đường kính tối thiểu là 0,5m. Không nên đặt máy ở nơi ranh giới giữa không khí nóng và lạnh.

- Chọn thời gian đo:

+ Không nên đo vào thời gian khi mặt trời sắp mọc hoặc sắp lặn, khi hình ảnh dao động, khi có gió mạnh từng hồi, nhiệt độ không khí cao và dao động không đều, bởi vì lúc này việc bắt mục tiêu và kẹp vạch đọc số không chính xác.

+ Việc đo ngắm nên bắt đầu sau khi mặt trời mọc 0,5h và kết thúc trước khi mặt trời lặn 1h.

+ Trong khi đo phải sử dụng ô để che máy, tránh tác động trực tiếp của tia nắng mặt trời dọi vào máy. Khi di chuyển từ trạm máy này đến trạm máy khác phải che máy bằng túi, bao rộng làm bằng vật liệu mịn chuyên dùng.

Đo độ lún công trình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trình tự đo ngắm trên một trạm máy khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 2 được tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Trình tự đo ngắm trên một trạm máy khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 3 được tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 1 cần sử dụng mia như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Mia để đo độ lún công trình là gì? Trước khi đo độ lún công trình, mia cần phải được kiểm nghiệm theo các nội dung nào?
Pháp luật
Việc đo độ lún công trình được tiến hành theo các giai đoạn nào? Trước khi đo độ lún công trình cần nghiên cứu và tham khảo các tài liệu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đo độ lún công trình
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
700 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đo độ lún công trình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đo độ lún công trình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào