Trình tự đo ngắm trên một trạm máy khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 3 được tiến hành như thế nào?

Khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 3 cần sử dụng các loại mia nào? Trình tự đo ngắm trên một trạm máy khi đo độ lún bằng phương pháp đo cao hình học cấp 3 được tiến hành như thế nào? Trên đây là một vài thắc mắc của bạn Tú Kỳ - Long Thành.

Khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 3 cần sử dụng các loại mia nào?

Căn cứ tại tiết 8.3.2 tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định như sau:

Đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp III
...
8.3.2. Khi đo độ lún bằng phương pháp đo cao hình học cấp III, cần sử dụng các loại mia sau:
- Mia hai mặt chiều dài từ 2 m đến 3 m, với vạch chia bằng xentimét.
- Mia có chiều dài từ 1 m đến 3 m, có khắc vạch ở hai thang, vạch chia nhỏ nhất là 0,5 cm.
- Mia một mặt có lắp bọt nước và có vạch khắc xen kẽ đen đỏ có vạch chia nhỏ nhất là 1 cm.
- Có thể sử dụng mia treo với chiều dài từ 0,5 m đến 1,2 m với vạch chia ở thang như mia thông thường.
- Số 0 của mia treo phải trùng với lỗ trung tâm để chốt khi mia được treo trên đó. Mia treo phải thoả mãn các yêu cầu đã nêu ở 8.1.4;
- Sai số khoảng chia đềximét và mét của cặp mia không được vượt quá ± 0,5 mm.

Theo đó, khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 3 cần sử dụng các loại mia sau:

- Mia hai mặt chiều dài từ 2 m đến 3 m, với vạch chia bằng xentimét.

- Mia có chiều dài từ 1 m đến 3 m, có khắc vạch ở hai thang, vạch chia nhỏ nhất là 0,5 cm.

- Mia một mặt có lắp bọt nước và có vạch khắc xen kẽ đen đỏ có vạch chia nhỏ nhất là 1 cm.

- Có thể sử dụng mia treo với chiều dài từ 0,5 m đến 1,2 m với vạch chia ở thang như mia thông thường.

- Số 0 của mia treo phải trùng với lỗ trung tâm để chốt khi mia được treo trên đó. Mia treo phải thoả mãn các yêu cầu đã nêu ở 8.1.4;

- Sai số khoảng chia đềximét và mét của cặp mia không được vượt quá ± 0,5 mm.

Đo độ lún công trình

Đo độ lún công trình (Hình từ Internet)

Trình tự đo ngắm trên một trạm máy khi đo độ lún bằng phương pháp đo cao hình học cấp 3 được tiến hành như thế nào?

Căn cứ tại tiết 8.3.3 tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định như sau:

Đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp III
...
8.3.3. Trình tự đo ngắm trên trạm máy bằng phương pháp đo cao hình học cấp III cũng được thực hiện như đã nêu ở 8.1.5.

Cụ thể tại tiết 8.1.5 tiểu mục 8.1 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định cụ thể trình tự thao tác trên một trạm đo gồm các công việc sau:

- Đặt chân máy: chân máy thuỷ chuẩn đặt trên trạm khi đo phải được thăng bằng và đảm bảo độ ổn định cao, hai chân của chân máy đặt song song với đường đo, chân thứ ba cắt ngang khi bên phải, khi bên trái, tất cả ba chân của chân máy phải ở những vị trí chắc chắn.

- Chân máy dùng để đo độ lún công trình cần có độ ổn định cao và trọng lượng tối thiểu là 6 kg.

- Lắp máy vào chân bằng ốc nối.

- Cân bằng máy theo ba ốc cân và bọt nước gắn trên máy. Độ lệch của bọt nước tối đa là hai vạch khắc của ống nước.

Việc tính toán ghi chép số đọc trên mia được thực hiện theo các chương trình ghi ở Bảng 2.

Đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 3 có thể dùng máy thuỷ chuẩn H3 không?

Căn cứ tại tiết 8.3.1 tiểu mục 8.3 Mục 8 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9360:2012 quy định như sau:

Đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp III
8.3.1.Đo độ lún bằng phương pháp đo cao hình học cấp III, có thể dùng máy thuỷ chuẩn H3, máy thuỷ chuẩn tự động cân bằng, máy loại KONi007, máy NAK2 không cần lắp micrometer và các máy thuỷ chuẩn có độ chính xác tương đương.
- Độ phóng đại ống kính của các máy yêu cầu từ 24x trở lên;
- Giá trị khoảng chia trên mặt ống nước dài không vượt quá 15”/2 mm và nếu là bọt nước tiếp xúc thì giá trị khoảng chia trên mặt ống nước không được vượt quá 30"/2 mm.
- Lưới chỉ chữ thập của máy có 3 chỉ ngang.

Theo đó, đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp III, có thể dùng máy thuỷ chuẩn H3, máy thuỷ chuẩn tự động cân bằng, máy loại KONi007, máy NAK2 không cần lắp micrometer và các máy thuỷ chuẩn có độ chính xác tương đương.

- Độ phóng đại ống kính của các máy yêu cầu từ 24x trở lên;

- Giá trị khoảng chia trên mặt ống nước dài không vượt quá 15”/2 mm và nếu là bọt nước tiếp xúc thì giá trị khoảng chia trên mặt ống nước không được vượt quá 30"/2 mm.

- Lưới chỉ chữ thập của máy có 3 chỉ ngang.

Đo độ lún công trình
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trình tự đo ngắm trên một trạm máy khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 2 được tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Trình tự đo ngắm trên một trạm máy khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 3 được tiến hành như thế nào?
Pháp luật
Khi đo độ lún công trình bằng phương pháp đo cao hình học cấp 1 cần sử dụng mia như thế nào theo quy định?
Pháp luật
Mia để đo độ lún công trình là gì? Trước khi đo độ lún công trình, mia cần phải được kiểm nghiệm theo các nội dung nào?
Pháp luật
Việc đo độ lún công trình được tiến hành theo các giai đoạn nào? Trước khi đo độ lún công trình cần nghiên cứu và tham khảo các tài liệu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đo độ lún công trình
Nguyễn Anh Hương Thảo Lưu bài viết
912 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đo độ lún công trình

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đo độ lún công trình

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào