Trình tự giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công được thực hiện như thế nào? Cổng Dịch vụ công gồm các chức năng cơ bản nào?
Trình tự giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công được thực hiện như thế nào?
Trình tự giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 22/2019/TT-BTTTT như sau:
Trình tự thực hiện và yêu cầu về hiển thị trạng thái xử lý hồ sơ thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh
1. Trình tự thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phải đáp ứng quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 và 20 Nghị định số 61/2018/NĐ-CP ngày 23/4/2018.
2. Tại mỗi bước trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính, Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phải hiển thị trạng thái xử lý hồ sơ tương ứng.
3. Yêu cầu về hiển thị trạng thái xử lý trên Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì trình tự giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công được thực hiện như sau:
- Trình tự thực hiện giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng Dịch vụ công phải đáp ứng quy trình giải quyết thủ tục hành chính theo quy định tại các Điều 17, 18, 19 và 20 Nghị định 61/2018/NĐ-CP.
- Tại mỗi bước trong quy trình giải quyết thủ tục hành chính, Cổng Dịch vụ công phải hiển thị trạng thái xử lý hồ sơ tương ứng.
- Yêu cầu về hiển thị trạng thái xử lý trên Cổng Dịch vụ công theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
Cổng Dịch vụ công (Hình từ Internet)
Cổng Dịch vụ công gồm các chức năng cơ bản nào?
Cổng Dịch vụ công gồm các chức năng cơ bản được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 22/2019/TT-BTTTT như sau:
Tiêu chí chức năng Cổng Dịch vụ công
1. Cổng Dịch vụ công gồm các chức năng cơ bản như sau:
a) Hỗ trợ điền thông tin đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu vào biểu mẫu điện tử;
b) Cung cấp dịch vụ công;
c) Công bố danh mục dịch vụ công trực tuyến;
d) Tạo lập hồ sơ hành chính điện tử;
đ) Trao đổi thông tin với người sử dụng trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;
e) Xác thực người sử dụng trong dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;
g) Hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến;
h) Thống kê kết quả giải quyết hồ sơ;
i) Đánh giá sự hài lòng của người sử dụng;
k) Tra cứu dịch vụ công theo tiêu chí;
l) Tạo câu hỏi tham vấn, khảo sát;
m) Quản lý hồ sơ;
n) Đăng ký thông tin người sử dụng;
o) Ghi lưu nhật ký, thống kê, báo cáo truy cập;
p) Chức năng tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính/bưu chính công ích;
q) Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính dưới dạng điện tử;
r) Tra cứu kết quả giải quyết thủ tục hành chính dưới dạng điện tử;
s) Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp;
t) Liên thông, tích hợp với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
2. Các tiêu chí cụ thể quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì Cổng Dịch vụ công gồm các chức năng cơ bản sau:
- Hỗ trợ điền thông tin đã có sẵn trong cơ sở dữ liệu vào biểu mẫu điện tử;
- Cung cấp dịch vụ công;
- Công bố danh mục dịch vụ công trực tuyến;
- Tạo lập hồ sơ hành chính điện tử;
- Trao đổi thông tin với người sử dụng trong quá trình thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;
- Xác thực người sử dụng trong dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4;
- Hướng dẫn thực hiện dịch vụ công trực tuyến;
- Thống kê kết quả giải quyết hồ sơ;
- Đánh giá sự hài lòng của người sử dụng;
- Tra cứu dịch vụ công theo tiêu chí;
- Tạo câu hỏi tham vấn, khảo sát;
- Quản lý hồ sơ;
- Đăng ký thông tin người sử dụng;
- Ghi lưu nhật ký, thống kê, báo cáo truy cập;
- Chức năng tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính/bưu chính công ích;
- Trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính dưới dạng điện tử;
- Tra cứu kết quả giải quyết thủ tục hành chính dưới dạng điện tử;
- Tiếp nhận phản ánh, kiến nghị của người dân, doanh nghiệp;
- Liên thông, tích hợp với Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh.
Hiệu năng của Cổng Dịch vụ công được quy định như thế nào?
Hiệu năng của Cổng Dịch vụ công được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 22/2019/TT-BTTTT như sau:
Tiêu chí hiệu năng
1. Hiệu năng của Cổng Dịch vụ công và Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu về thời gian phản hồi trung bình, thời gian phản hồi chậm nhất, hiệu suất làm việc của máy chủ dữ liệu và máy chủ ứng dụng, khả năng truy cập và sử dụng đồng thời, thời gian hoạt động liên tục.
2. Các tiêu chí cụ thể quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì hiệu năng của Cổng Dịch vụ công phải đáp ứng các yêu cầu về thời gian phản hồi trung bình, thời gian phản hồi chậm nhất, hiệu suất làm việc của máy chủ dữ liệu và máy chủ ứng dụng, khả năng truy cập và sử dụng đồng thời, thời gian hoạt động liên tục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?