Trình tự soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước thực hiện như thế nào?
- Trình tự soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước như thế nào?
- Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm như thế nào khi soạn thảo?
- Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
Trình tự soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước như thế nào?
Trình tự soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được quy định tại Điều 10 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 02/03/2023) như sau:
Trình tự soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
1. Xây dựng dự thảo văn bản;
2. Tổ chức lấy ý kiến các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản, các cơ quan, tổ chức liên quan; tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và chỉnh lý dự thảo văn bản;
3. Thẩm định dự thảo văn bản;
4. Nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản, trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành;
5. Ký, phát hành văn bản; gửi văn bản đăng Công báo, đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và Cổng thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước.
Như vậy, trình tự soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước như trên.
Trước đây, trình tự soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được thực hiện theo Điều 10 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 (Hết hiệu lực ngày 02/03/2023) quy định như sau:
Trình tự soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước
Văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được soạn thảo, ban hành theo trình tự sau đây:
1. Xây dựng dự thảo văn bản;
2. Tổ chức lấy ý kiến các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản, các cơ quan, tổ chức liên quan; tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và chỉnh lý dự thảo văn bản;
3. Thẩm định dự thảo văn bản;
4. Nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản, trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành;
5. Ký, phát hành văn bản; gửi văn bản đăng Công báo, đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và Trang thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước.
Theo quy định trên, văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước được soạn thảo, ban hành theo trình tự sau đây:
Bước 1. Xây dựng dự thảo văn bản;
Bước 2. Tổ chức lấy ý kiến các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước và đối tượng chịu tác động trực tiếp của văn bản, các cơ quan, tổ chức liên quan; tổng hợp, tiếp thu, giải trình ý kiến và chỉnh lý dự thảo văn bản;
Bước 3. Thẩm định dự thảo văn bản;
Bước 4. Nghiên cứu, tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định để chỉnh lý, hoàn thiện dự thảo văn bản, trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành;
Bước 5. Ký, phát hành văn bản; gửi văn bản đăng Công báo, đăng tải trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật và Trang thông tin điện tử của Kiểm toán nhà nước.
Văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước (Hình từ Internet)
Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm như thế nào khi soạn thảo?
Đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm được quy định tại Điều 11 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 02/03/2023) như sau:
Trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Tổ chức xây dựng dự thảo văn bản theo yêu cầu trong chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự thảo văn bản.
2. Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản và đăng tải dự thảo trên Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước; tổng hợp và nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý.
3. Lấy ý kiến thẩm định; tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế. Trường hợp không thống nhất với ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế phải giải trình đầy đủ, chi tiết về việc tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến thẩm định tại Tờ trình để Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
4. Hoàn thiện dự thảo văn bản trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành.
Theo đó, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm khi soạn thảo như sau:
- Tổ chức xây dựng dự thảo văn bản theo yêu cầu trong chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự thảo văn bản.
- Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản và đăng tải dự thảo trên Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước; tổng hợp và nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý.
- Lấy ý kiến thẩm định; tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế. Trường hợp không thống nhất với ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế phải giải trình đầy đủ, chi tiết về việc tiếp thu hoặc không tiếp thu ý kiến thẩm định tại Tờ trình để Tổng Kiểm toán nhà nước xem xét, quyết định.
- Hoàn thiện dự thảo văn bản trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành.
Trước đây, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm khi soạn thảo theo Điều 11 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 (Hết hiệu lực ngày 02/03/2023) quy định như sau:
Trách nhiệm của đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật
1. Tổ chức xây dựng dự thảo văn bản theo yêu cầu, phạm vi điều chỉnh trong chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự thảo văn bản.
2. Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản và phối hợp với Văn phòng Kiểm toán nhà nước đăng tải dự thảo trên Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước; tổng hợp và nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý.
3. Lấy ý kiến thẩm định; tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế.
4. Hoàn thiện dự thảo trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành.
Như vậy, đơn vị chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm:
- Tổ chức xây dựng dự thảo văn bản theo yêu cầu, phạm vi điều chỉnh trong chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chịu trách nhiệm trước Tổng Kiểm toán nhà nước về chất lượng, tiến độ soạn thảo dự thảo văn bản.
- Lấy ý kiến các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về dự thảo văn bản và phối hợp với Văn phòng Kiểm toán nhà nước đăng tải dự thảo trên Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước; tổng hợp và nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý.
- Lấy ý kiến thẩm định; tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của Vụ Pháp chế.
- Hoàn thiện dự thảo trình Tổng Kiểm toán nhà nước ký ban hành.
Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc gì?
Việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước kèm theo Quyết định 220/QĐ-KTNN năm 2023 (Có hiệu lực từ ngày 02/03/2023) như sau:
Nguyên tắc soạn thảo, ban hành văn bản
1. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản; bảo đảm tính khả thi và hợp lý của các quy định trong văn bản.
2. Tuân thủ về thể thức, thẩm quyền ban hành văn bản; tuân thủ đầy đủ về trình tự, thủ tục soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản được quy định tại Quy chế này và các quy định của pháp luật có liên quan; quán triệt mục tiêu cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản.
3. Bảo đảm công khai, minh bạch trong quá trình soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản và minh bạch trong quy định của văn bản.
4. Bảo đảm tính tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản.
5. Việc xây dựng văn bản phải căn cứ theo yêu cầu của công tác quản lý, kết quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản và kết quả tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật.
6. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị chủ trì soạn thảo, Tổ soạn thảo và phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức có liên quan trong quá trình soạn thảo văn bản.
7. Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin trong xây dựng, ban hành văn bản.
Như vậy, việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc như trên.
Trước đây, việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo những nguyên tắc được quy định tại Điều 3 Quy chế soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản quy phạm pháp luật và văn bản quản lý của Kiểm toán nhà nước Ban hành kèm theo Quyết định 1662/QĐ-KTNN năm 2017 (Hết hiệu lực từ ngày 02/03/2023) quy định nguyên tắc soạn thảo, ban hành văn bản của Kiểm toán nhà nước như sau:
Nguyên tắc soạn thảo, ban hành văn bản của Kiểm toán nhà nước
Việc soạn thảo, ban hành văn bản của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Bảo đảm tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ của văn bản; bảo đảm tính khả thi và hợp lý của các quy định trong văn bản.
2. Tuân thủ về thể thức, thẩm quyền ban hành văn bản; tuân thủ đầy đủ về trình tự, thủ tục soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản được quy định tại Quy chế này và các văn bản pháp luật khác có liên quan; quán triệt mục tiêu cải cách thủ tục hành chính nhằm nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tiến độ soạn thảo, thẩm định, ban hành văn bản.
3. Bảo đảm tính công khai, minh bạch trong quá trình soạn thảo, ban hành văn bản và minh bạch trong quy định của văn bản.
4. Bảo đảm tính tiết kiệm, hiệu quả, kịp thời, dễ tiếp cận, dễ thực hiện của văn bản quy phạm pháp luật.
5. Việc xây dựng văn bản phải căn cứ theo yêu cầu của công tác quản lý ngành, kết quả công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản và kết quả tổng kết, đánh giá việc thực hiện pháp luật.
6. Đề cao trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị chủ trì soạn thảo, Tổ soạn thảo và phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức có liên quan trong quá trình soạn thảo văn bản.
7. Ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin trong xây dựng, ban hành, rà soát, hệ thống hóa văn bản.
Theo đó, việc soạn thảo, ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán nhà nước phải đảm bảo các nguyên tắc được quy định cụ thể trên.
Lưu ý: Không áp dụng Quy chế này đối với những văn bản cá biệt do Kiểm toán nhà nước ban hành; văn bản quy phạm pháp luật do Kiểm toán nhà nước chủ trì soạn thảo trình cơ quan có thẩm quyền ban hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?
- Đáp án tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh bảng B ra sao?
- Ngày 8 12 âm là ngày mấy dương? Ngày 8 12 âm là ngày gì của Phật Thích Ca? Nguyên tắc tổ chức lễ kỷ niệm ngày Phật thành đạo?
- Chân lý trong triết học là gì? Ví dụ về chân lý trong triết học? Thời lượng môn học triết học thế nào?
- Ngày 9 tháng 1 là ngày gì? Ngày 9 tháng 1 có sự kiện gì? Ngày 9 tháng 1 có phải là lễ lớn không?