Trình tự thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được quy định thế nào?
- Phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế của doanh nghiệp quân đội có cần phê duyệt không?
- Trình tự thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được quy định thế nào?
- Thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo nội dung gì?
Phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế của doanh nghiệp quân đội có cần phê duyệt không?
Tại Điều 3 Nghị quyết 132/2020/QH14 có quy định về nguyên tắc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế, với nội dung:
Nguyên tắc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế
1. Việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh phải bảo đảm phục vụ cho nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh là chính; trường hợp sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thì phải quản lý chặt chẽ, sử dụng đúng mục đích, hiệu quả, không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh.
2. Đất quốc phòng, an ninh sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh và phương án sử dụng đất được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
3. Chỉ đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 2 và đối tượng được tiếp tục sử dụng đất quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 7 của Nghị quyết này được sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
4. Không được sử dụng đất quốc phòng, an ninh để góp vốn bằng quyền sử dụng đất thực hiện hợp đồng liên doanh, liên kết.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong quản lý, sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thì phải chịu trách nhiệm và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo đó có nêu đất quốc phòng, an ninh sử dụng kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh và phương án sử dụng đất được cơ quan, người có thẩm quyền phê duyệt.
Đồng thời tại khoản 1 Điều 4 Nghị quyết 132/2020/QH14 cũng có nêu doanh nghiệp quân đội khi sử dụng đất quốc phòng, an ninh nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh, để kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế thì phải lập phương án sử dụng đất trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an phê duyệt.
Thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế (Hình từ Internet)
Trình tự thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được quy định thế nào?
Tại khoản 5 Điều 7 Nghị định 26/2021/NĐ-CP thì trình tự thẩm định, phê duyệt phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế được quy định như sau:
Bước 1: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ phương án sử dụng đất hợp lệ, Cục Kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng, Cục Quản lý xây dựng và doanh trại thuộc Bộ Công an có trách nhiệm gửi lấy ý kiến các đơn vị có liên quan thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an và tổ chức thẩm định.
Trường hợp cần thiết, Cục Kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng, Cục Quản lý xây dựng và doanh trại thuộc Bộ Công an tổ chức kiểm tra, khảo sát thực địa các khu vực đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế.
Đối với phương án sử dụng đất quốc phòng, sau khi tổng hợp ý kiến của các cơ quan có liên quan, Cục Kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lấy ý kiến Bộ Tổng Tham mưu.
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, các cơ quan, đơn vị liên quan có trách nhiệm cho ý kiến bằng văn bản về phương án sử dụng đất;
Bước 2: Trường hợp hồ sơ phương án sử dụng đất đảm bảo yêu cầu về các nội dung thẩm định theo quy định, Cục Kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng, Cục Quản lý xây dựng và doanh trại thuộc Bộ Công an có trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định;
Trường hợp hồ sơ phương án sử dụng đất không đảm bảo yêu cầu về các nội dung thẩm định, Cục Kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng, Cục Quản lý xây dựng và doanh trại thuộc Bộ Công an phải có văn bản thẩm định gửi đơn vị trình phương án sử dụng đất để chính lý, hoàn thiện.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản thẩm định, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng, Bộ Công an chỉ đạo đơn vị, doanh nghiệp quân đội, công an nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thẩm định để chính lý, hoàn thiện hồ sơ phương án sử dụng đất và trình Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (qua Cục Kinh tế), Bộ trưởng Bộ Công an (qua Cục Quản lý xây dựng và doanh trại) xem xét, quyết định;
Bước 3: Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ phương án sử dụng đất của Cục Kinh tế thuộc Bộ Quốc phòng, Cục Quản lý xây dựng và doanh trại thuộc Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định phê duyệt phương án sử dụng đất theo Mẫu số 06 ban hành kèm theo Nghị định 26/2021/NĐ-CP.
Thẩm định phương án sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế theo nội dung gì?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 7 Nghị định 26/2021/NĐ-CP quy định về nội dung thẩm định phương án sử dụng đất gồm:
- Sự cần thiết sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế và việc đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quân sự, quốc phòng, an ninh;
- Nội dung, vị trí, diện tích, mục đích, hình thức, thời hạn sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế;
- Sự phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc phòng, an ninh và quy hoạch địa phương;
- Phương án xử lý tài sản gắn liền với đất được tạo lập khi chấm dứt việc sử dụng đất quốc phòng, an ninh kết hợp với hoạt động lao động sản xuất, xây dựng kinh tế;
- Hiệu quả kinh tế - xã hội, môi trường;
- Giải pháp tổ chức thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tham luận về Hội Cựu chiến binh ngắn gọn 2024? Bài tham luận của chi hội Cựu chiến binh năm 2024?
- Thông tư 13/2024 về mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp Lý lịch tư pháp từ 15/01/2025 thế nào?
- Mẫu bài diễn văn khai mạc Đại hội Chi bộ 2024 thế nào? Tên gọi và cách tính nhiệm kỳ đại hội đảng bộ được quy định thế nào?
- Chủ đầu tư xây dựng có phải là người sở hữu vốn, vay vốn không? Trách nhiệm mua bảo hiểm bắt buộc của chủ đầu tư?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của công ty mới nhất? Tải về Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm ở đâu?