Trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng thực hiện như thế nào? Hồ sơ đăng ký gồm những giấy tờ gì?
Tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng được chỉ định cần đáp ứng những yêu cầu gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN về chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng như sau:
Chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng
1. Yêu cầu đối với tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng được chỉ định:
a) Phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ngày 08 tháng 4 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp và Thông tư số 11/2011/TT-BKHCN ngày 30 tháng 6 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 09/2009/TT-BKHCN ;
b) Phải đáp ứng các yêu cầu về đo lường quy định tại Điều 5 Thông tư này.
...
Theo đó, tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng được chỉ định phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Thông tư 09/2009/TT-BKHCN hướng dẫn về yêu cầu, trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức đánh giá sự phù hợp. Đồng thời, phải đáp ứng các yêu cầu đối với hoạt động thử nghiệm xác định hàm lượng vàng trong sản phẩm vàng trang sức, mỹ nghệ tại Điều 5 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN.
Chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng (hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN về chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng như sau:
Theo đó, hồ sơ đăng ký chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng gồm:
- Giấy đăng ký chỉ định thử nghiệm xác định hàm lượng vàng theo Mẫu 2.ĐKCĐ quy định tại Phụ lục II Thông tư 22/2013/TT-BKHCN;
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký lĩnh vực hoạt động thử nghiệm;
- Danh sách thử nghiệm viên đáp ứng yêu cầu theo quy định theo Mẫu 3.DSTNV quy định tại Phụ lục II Thông tư 22/2013/TT-BKHCN kèm theo các bằng chứng chứng minh về đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ;
- Danh mục tài liệu, tiêu chuẩn phục vụ thử nghiệm vàng trang sức, mỹ nghệ theo Mẫu 4.DMTL-TC quy định tại Phụ lục II Thông tư 22/2013/TT-BKHCN kèm theo quy trình thử nghiệm xác định hàm lượng vàng;
- Danh mục máy móc, thiết bị và chất chuẩn phục vụ việc thử nghiệm xác định hàm lượng vàng theo Mẫu 5.DMTB-CC quy định tại Phụ lục II Thông tư 22/2013/TT-BKHCN và kèm theo bản sao bản chính giấy chứng nhận hiệu chuẩn, giấy chứng nhận chất chuẩn, kết quả tham gia chương trình thử nghiệm thành thạo so sánh liên phòng (đối với thử nghiệm hàm lượng vàng) và các tài liệu khác liên quan (nếu có);
- Mẫu Phiếu kết quả thử nghiệm.
Trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 22/2013/TT-BKHCN về trình tự, thủ tục chỉ định tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng n hư sau:
Tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng khi có nhu cầu tham gia hoạt động thử nghiệm xác định hàm lượng vàng phục vụ quản lý nhà nước cần lập 01 bộ hồ sơ đăng ký và nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện về Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng. Hồ sơ đăng ký bao gồm các giấy tờ được hướng dẫn cụ thể trên.
Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành xem xét hồ sơ và ra quyết định chỉ định theo Mẫu 6.QĐCĐ quy định tại Phụ lục II Thông tư 22/2013/TT-BKHCN cho tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng nếu hồ sơ đáp ứng yêu cầu theo quy định. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định không quá 03 năm.
Trường hợp hồ sơ chưa đáp ứng yêu cầu, cần phải đánh giá thực tế, trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đầy đủ, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng tiến hành thẩm xét hồ sơ, cử chuyên gia hoặc thành lập đoàn đánh giá để tổ chức đánh giá thực tế tại tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng. Chi phí phục vụ hoạt động đánh giá của chuyên gia hoặc đoàn đánh giá do tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng bảo đảm.
Căn cứ hồ sơ đăng ký, biên bản đánh giá thực tế và kết quả thực hiện hành động khắc phục đạt yêu cầu, trong thời hạn 10 ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ra quyết định chỉ định theo Mẫu 6.QĐCĐ quy định tại Phụ lục II Thông tư 22/2013/TT-BKHCN cho tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng. Thời hạn hiệu lực của quyết định chỉ định không quá 03 năm.
Trong trường hợp từ chối việc chỉ định, trong thời hạn 15 ngày làm việc, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng phải thông báo lý do từ chối bằng văn bản cho tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng;
Lưu ý, 03 tháng trước khi quyết định chỉ định hết hiệu lực, nếu có nhu cầu, tổ chức thử nghiệm xác định hàm lượng vàng làm thủ tục đăng ký lại theo quy định trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lỗi nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu tiền? Nghe điện thoại khi lái xe ô tô 2025 bị trừ bao nhiêu điểm?
- Đáp án bảng C tuần 2 cuộc thi trực tuyến tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh ra sao?
- Hoàn thành nhiệm vụ có được thưởng theo Nghị định 73? Nếu có thì được thưởng bao nhiêu theo Nghị định 73?
- Chất là gì? Lượng là gì? Ví dụ về chất, lượng? Quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa dựa trên nguyên tắc gì?
- Bài phát biểu ngày truyền thống học sinh sinh viên 9 1 2025 hay ý nghĩa? Hội Sinh viên Việt Nam là gì?