Trình tự, thủ tục đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng như thế nào?
- Đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng như thế nào?
- Đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng cần tuân theo nguyên tắc gì?
Đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng cần chuẩn bị hồ sơ gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 9 Thông tư 43/2022/TT-BCA quy định như sau:
Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Hồ sơ đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định số 140/2021/NĐ-CP.
...
Theo đó, hồ sơ đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 15 Nghị định 140/2021/NĐ-CP, cụ thể:
Học sinh đã chấp hành một nửa thời hạn; học sinh đang được tạm đình chỉ về nhà chữa bệnh; học sinh mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang mang thai thì học sinh đó hoặc người đại diện hợp pháp của học sinh đó nếu thấy đủ điều kiện miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng phải có đơn gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng xem xét, quyết định.
Hồ sơ gồm:
- Văn bản của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét miễn chấp hành phần thời gian còn lại;
- Đơn xin miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng của học sinh nêu rõ lý do, đối với trường hợp học sinh đang được tạm đình chỉ về nhà chữa bệnh thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương;
- Bản sao quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng;
- Bản cam kết chấp hành các quy định của pháp luật;
- Một trong các văn bản sau:
+ Văn bản xác nhận hoặc bản sao bệnh án của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng bệnh hiểm nghèo;
+ Văn bản xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh từ tuyến huyện trở lên về tình trạng đang mang thai;
+ Văn bản xác nhận của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Chủ tịch Ủy ban nhân dân từ cấp xã trở lên về việc lập công;
+ Văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền công nhận có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động.
Đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng (Hình từ Internet)
Trình tự, thủ tục đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng như thế nào?
Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 43/2022/TT-BCA quy định về trình tự, thủ tục đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng như sau:
Trình tự, thủ tục đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo tổ chức họp, bình xét, biểu quyết, đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc khi học sinh, trại viên thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 112 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo xem xét, đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc nếu được ít nhất 2/3 học sinh, trại viên dự họp biểu quyết nhất trí. Việc biểu quyết đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại được thực hiện bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc giơ tay. Kết quả cuộc họp phải được lập thành biên bản, có chữ ký của Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo và học sinh, trại viên ghi biên bản.
2. Căn cứ kết quả họp, Giáo viên chủ nhiệm, Cảnh sát quản giáo có trách nhiệm lập danh sách học sinh, trại viên đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại, kèm theo biên bản cuộc họp chuyển cho đội nghiệp vụ có chức năng, nhiệm vụ theo quy định để báo cáo Hội đồng xét duyệt, đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc quy định tại Điều 12 Thông tư này.
Khi được ít nhất 2/3 thành viên Hội đồng nhất trí thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc hoàn thiện hồ sơ theo quy định gửi cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc nếu thuộc trường hợp được miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định tại khoản 2 Điều 112 Luật Xử lý vi phạm hành chính thì các đội nghiệp vụ có chức năng, nhiệm vụ và theo sự phân công của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc có trách nhiệm hoàn thiện hồ sơ quy định tại Điều 9 Thông tư này báo cáo Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Giám đốc cơ sở giáo dục bắt buộc để gửi cho Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc xem xét, quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại tại trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc cho học sinh, trại viên.
Như vậy, trình tự, thủ tục đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng cần tuân theo nguyên tắc gì?
Theo Điều 3 Thông tư 43/2022/TT-BCA quy định như sau:
Nguyên tắc xét duyệt, đề nghị giảm thời hạn, tạm đình chỉ chấp hành quyết định, miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc
1. Tuân thủ quy định của pháp luật về thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền; tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh trường giáo dưỡng, trại viên cơ sở giáo dục bắt buộc.
Như vậy, đề nghị miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh trường giáo dưỡng cần tuân thủ quy định của pháp luật về thi hành biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng quy định tại Thông tư 43/2022/TT-BCA và quy định của pháp luật có liên quan.
Đồng thời, bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch, đúng trình tự, thủ tục, thẩm quyền; tôn trọng và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của học sinh trường giáo dưỡng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu sơ yếu lý lịch trích ngang công chức, viên chức thuộc Bộ Tài chính? Tải file word sơ yếu lý lịch trích ngang?
- Thành phố trực thuộc Trung ương thứ 6 khi nào? Huế là thành phố trực thuộc Trung ương từ năm 2025 đúng không?
- Diễn văn bế mạc kỷ niệm ngày thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam 6 tháng 12? Tải về mẫu diễn văn bế mạc?
- Nội dung của chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực hợp tác xã? Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực?
- Hồ sơ kê khai tài sản thu nhập hằng năm của cán bộ công chức gồm mấy bản kê khai tài sản thu nhập? Cách kê khai theo Nghị định 130?