Trình tự, thủ tục hủy khoanh nợ tiền thuế với người nộp thuế đã được khoanh nợ mà quay lại kinh doanh như thế nào?
- Người nộp thuế đã được khoanh nợ mà quay lại kinh doanh có thuộc trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế không?
- Hồ sơ hủy khoanh nợ tiền thuế với người nộp thuế đã được khoanh nợ mà quay lại kinh doanh gồm những gì?
- Trình tự, thủ tục hủy khoanh nợ tiền thuế với người nộp thuế đã được khoanh nợ mà quay lại kinh doanh như thế nào?
Người nộp thuế đã được khoanh nợ mà quay lại kinh doanh có thuộc trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế không?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 18 Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về các trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp như sau:
Các trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp
1. Người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ nhưng cơ quan có thẩm quyền, cơ quan quản lý thuế phát hiện việc khoanh nợ, xóa nợ không đúng theo quy định tại Nghị quyết số 94/2019/QH14.
2. Người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ mà quay lại sản xuất, kinh doanh, trừ đối tượng được xóa nợ quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết số 94/2019/QH14.
3. Cá nhân, cá nhân kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình, chủ hộ kinh doanh, chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do cá nhân làm chủ sở hữu của người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ thành lập doanh nghiệp hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh mới, trừ đối tượng được xóa nợ quy định tại khoản 6 và khoản 7 Điều 4 của Nghị quyết số 94/2019/QH14.
Theo đó, các trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế được quy định cụ tể trên.
Trong đó, người nộp thuế đã được khoanh nợ mà quay lại sản xuất, kinh doanh, trừ đối tượng được xóa nợ trong trường hợp người nộp thuế bị thiệt hại vật chất do thiên tai, thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ và người nộp thuế cung ứng hàng hóa, dịch vụ được thanh toán trực tiếp bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, bao gồm cả nhà thầu phụ được quy định trong hợp đồng ký với chủ đầu tư và được chủ đầu tư trực tiếp thanh toán nhưng chưa được thanh toán.
Người nộp thuế đã được khoanh nợ mà quay lại kinh doanh có thuộc trường hợp hủy khoanh nợ tiền thuế không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hủy khoanh nợ tiền thuế với người nộp thuế đã được khoanh nợ mà quay lại kinh doanh gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định như sau:
Hồ sơ hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp
...
2. Đối với người nộp thuế bị hủy khoanh nợ, hủy xóa nợ quy định tại khoản 2 Điều 18 Thông tư này
a) Quyết định khoanh nợ hoặc Quyết định xóa nợ đã ban hành;
b) Thông báo bằng văn bản của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề hoặc biên bản xác nhận với chính quyền địa phương về việc người nộp thuế đã được khoanh nợ, xóa nợ quay lại sản xuất kinh doanh.
...
Theo đó, hồ sơ hủy khoanh nợ tiền thuế đối với người nộp thuế đã được khoanh nợ mà quay lại kinh doanh gồm:
- Quyết định khoanh nợ đã ban hành;
- Thông báo bằng văn bản của cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề hoặc biên bản xác nhận với chính quyền địa phương về việc người nộp thuế đã được khoanh nợ quay lại sản xuất kinh doanh.
Trình tự, thủ tục hủy khoanh nợ tiền thuế với người nộp thuế đã được khoanh nợ mà quay lại kinh doanh như thế nào?
Căn cứ theo Điều 20 Thông tư 69/2020/TT-BTC quy định về trình tự, thủ tục hủy khoanh nợ tiền thuế như sau:
Trình tự, thủ tục hủy khoanh nợ tiền thuế, hủy xóa nợ tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp
1. Bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ chủ trì, phối hợp với các bộ phận có liên quan lập đầy đủ hồ sơ hủy khoanh nợ, hủy xóa nợ theo quy định tại Điều 19 Thông tư này.
a) Đối với trường hợp hủy khoanh nợ
Bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được giao nhiệm vụ xử lý nợ thuộc cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế lập văn bản đề nghị hủy khoanh nợ, dự thảo Quyết định hủy khoanh nợ theo mẫu số 01/QĐHKN-1 hoặc mẫu số 01/QĐHKN-2 ban hành kèm theo Thông tư này, trình thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế, trong đó nêu rõ lý do, căn cứ đề nghị hủy khoanh nợ.
Trong thời gian 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được tờ trình và hồ sơ đề nghị hủy khoanh nợ, thủ trưởng cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế xem xét ban hành Quyết định hủy khoanh nợ.
...
2. Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày ban hành, cơ quan quản lý thuế thực hiện đăng tải Quyết định hủy khoanh nợ, Quyết định hủy xóa nợ trên trang thông tin điện tử như sau:
a) Trường hợp khoanh nợ thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế thì Quyết định hủy khoanh nợ được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Thuế hoặc Cục Hải quan, Tổng cục Hải quan.
b) Trường hợp xóa nợ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thì Quyết định hủy xóa nợ được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Thuế hoặc Cục Hải quan, Tổng cục Hải quan.
c) Trường hợp xóa nợ thuộc thẩm quyền của Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế hoặc Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Bộ trưởng Bộ Tài chính, Thủ tướng Chính phủ thì Quyết định hủy xóa nợ được đăng tải trên trang thông tin điện tử của Tổng cục Thuế và Cục Thuế hoặc Tổng cục Hải quan và Cục Hải quan.
3. Cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế gửi Quyết định hủy khoanh nợ hoặc Quyết định hủy xóa nợ cho cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép thành lập và hoạt động hoặc cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép hành nghề trên địa bàn và cơ quan quản lý thuế quản lý chi nhánh, đơn vị trực thuộc, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh.
4. Bộ phận quản lý nợ hoặc bộ phận được phân công xử lý nợ thuộc cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế nhập Quyết định hủy khoanh nợ, Quyết định hủy xóa nợ vào ứng dụng quản lý thuế trong thời gian 05 (năm) ngày làm việc kể từ ngày Quyết định hủy khoanh nợ hoặc Quyết định hủy xóa nợ được ban hành.
5. Cơ quan quản lý thuế nơi người nộp thuế nợ tiền thuế có trách nhiệm thực hiện tính tiền chậm nộp theo quy định của Luật Quản lý thuế và thu vào ngân sách nhà nước khoản nợ đã được khoanh nợ, xóa nợ.
Như vậy, trình tự, thủ tục hủy khoanh nợ tiền thuế với người nộp thuế đã được khoanh nợ mà quay lại kinh doanh thực hiện theo quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?