Trình tự thủ tục thực hiện các chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ được quy định như thế nào?
- Đối tượng xác lập hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ bao gồm những đối tượng nào?
- Con thương binh có được hưởng chế độ ưu đãi giáo dục ở cả hai trường không?
- Trình tự thủ tục thực hiện các chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ được quy định ra sao?
Đối tượng xác lập hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ bao gồm những đối tượng nào?
Theo Điều 1 Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng xác lập hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi như sau:
"Điều 1. Đối tượng xác lập hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi
1. Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.
2. Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
3. Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B (sau đây gọi chung là thương binh).
4. Con của Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, con của Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến.
5. Con của người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945.
6. Con của người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945.
7. Con của liệt sĩ.
8. Con của thương binh.
9. Con của bệnh binh.
10. Con của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học."
Theo đó, đối với trường hợp của bạn là con của thương binh thì bạn thuộc đối tượng xác lập hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi.
Trình tự thủ tục thực hiện các chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ được quy định như thế nào? (Hình từ: Internet)
Con thương binh có được hưởng chế độ ưu đãi giáo dục ở cả hai trường không?
Căn cứ theo khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 2 Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH quy định về đối tượng áp dụng chế độ ưu đãi như sau:
"Điều 2. Đối tượng áp dụng chế độ ưu đãi
1. Chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo được áp dụng đối với học sinh, sinh viên là:
a) Con của người có công với cách mạng quy định tại Điều 1 của Thông tư này (sau đây gọi chung là học sinh) đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên (đối với các học viên học theo chương trình trung học cơ sở, trung học phổ thông), phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, trường năng khiếu, trường lớp dành cho người tàn tật, khuyết tật thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gọi chung là các cơ sở giáo dục phổ thông);
b) Người có công với cách mạng và con của họ quy định tại Điều 1 của Thông tư này (sau đây gọi chung là sinh viên) theo học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp có khóa học từ 01 năm trở lên hoặc cơ sở giáo dục đại học thuộc hệ thống giáo dục quốc dân (gọi chung là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học);
2. Học sinh, sinh viên thuộc nhiều diện được hưởng chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo thì chỉ hưởng một chế độ ưu đãi mức cao nhất.
3. Sinh viên cùng một lúc học ở nhiều cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học hoặc nhiều khoa, nhiều ngành trong cùng một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học thì chỉ được hưởng một chế độ ưu đãi mức cao nhất tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học.
..."
Đối chiếu với quy định trên thì trường hợp của bạn dự định học cùng lúc một trường đại học và một trường nghề thì bạn chỉ được hưởng chế độ ưu đãi mức cao nhất tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp hoặc đại học cao nhất.
Trình tự thủ tục thực hiện các chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ được quy định ra sao?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 36/2015/TT-BLĐTBXH quy định về trình tự thủ tục thực hiện chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo đối với người có công với cách mạng và con của họ như sau:
"Điều 6. Trình tự, thủ tục giải quyết chế độ ưu đãi
1. Trình tự, thủ tục
a) Người có công với cách mạng hoặc con của người có công quy định tại Điều 1 Thông tư này lập tờ khai kèm giấy xác nhận của cơ sở giáo dục phổ thông hoặc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú của người có công vào đầu mỗi năm học hoặc khóa học;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản khai, có trách nhiệm xác nhận các yếu tố trong bản khai, lập danh sách kèm các giấy tờ quy định tại Điểm a Khoản này gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội.
Trường hợp người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp ưu đãi hàng tháng thuộc cơ quan, đơn vị quân đội, công an, trung tâm nuôi dưỡng thương binh, bệnh binh nặng và người có công thuộc ngành Lao động - Thương binh và Xã hội quản lý thì các cơ quan này chịu trách nhiệm xác nhận (trong thời gian 03 ngày làm việc) và gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội nơi thường trú của thân nhân người có công thuộc diện hưởng ưu đãi trong giáo dục đào tạo;
c) Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, có trách nhiệm thẩm định hồ sơ, lập danh sách kèm giấy tờ quy định tại Điểm b Khoản này gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;
d) Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ các giấy tờ hợp lệ có trách nhiệm kiểm tra danh sách, đối chiếu với hồ sơ người có công, ra Quyết định giải quyết chế độ ưu đãi trong giáo dục đào tạo (Mẫu số 03-ƯĐGD) đối với các trường hợp đủ điều kiện; chuyển Quyết định và 01 danh sách đã được phê duyệt về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?