Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển diễn ra như thế nào? Quyết định bắt giữ tàu biển được đảm bảo thi hành ra sao?
Để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải Tòa án có quyền ra quyết định bắt giữ tàu biển không?
Khoản 1 Điều 3 Nghị định 57/2010/NĐ-CP quy định:
Bắt giữ tàu biển là việc không cho phép tàu biển di chuyển hoặc hạn chế di chuyển tàu biển bằng quyết định của Tòa án có thẩm quyền để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải, áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, theo yêu cầu của cơ quan thi hành án dân sự hoặc theo ủy thác tư pháp của Tòa án nước ngoài;
Theo đó, để bảo đảm giải quyết khiếu nại hàng hải Tòa án ra quyết định bắt giữ tàu biển theo quy định pháp luật.
Trình tự, thủ tục thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển
Điều 7 Nghị định 57/2010/NĐ-CP quy định trình tự, thủ tục thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển như sau:
- Ngay sau khi nhận được quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án, Giám đốc Cảng vụ ra thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển và phân công một cán bộ Cảng vụ thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của Tòa án. Nội dung thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển theo mẫu quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định này.
- Ngay sau khi được phân công, cán bộ Cảng vụ phải lên tàu công bố và giao quyết định bắt giữ tàu biển, thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển cho Thuyền trưởng để thi hành. Trường hợp Thuyền trưởng vắng mặt trên tàu thì giao cho Đại phó hoặc Sỹ quan trực ca boong. Trường hợp không có người ký nhận việc giao quyết định bắt giữ tàu biển thì cán bộ Cảng vụ lập biên bản có chữ ký của người làm chứng (nếu có) và dán quyết định của Tòa án, thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển tại hành lang boong chính khu vực lối lên của tàu.
- Cán bộ Cảng vụ có trách nhiệm thực hiện việc thu hồi giấy phép rời cảng nếu tàu biển đã được cấp giấy phép rời cảng.
- Việc công bố, giao, nhận quyết định bắt giữ tàu biển, thông báo thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển và thu hồi giấy phép rời cảng (nếu có) phải được lập thành biên bản theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này.
- Trường hợp bất khả kháng, cán bộ Cảng vụ không thể lên tàu để thực hiện các công việc quy định tại khoản 2 điều này, Cảng vụ phải thông báo ngay bằng các phương thức phù hợp cho Tòa án, Thuyền trưởng hoặc chủ tàu, đại lý của chủ tàu và các cơ quan, tổ chức liên quan tại cảng biết; đồng thời áp dụng ngay các biện pháp thích hợp nhằm kịp thời thông báo và giao quyết định bắt giữ tàu biển.
- Ngay sau khi kết thúc việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển, Giám đốc Cảng vụ có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho tòa án, Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan tại cảng biết về việc thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển.
Bắt giữ tàu biển
Quyết định bắt giữ tàu biển được đảm bảo thi hành như thế nào?
Điều 9 Pháp lệnh Thủ tục bắt giữ tàu biển 2008 quy định về việc thi hành quyết định bắt giữ tàu biển như sau:
- Ngay sau khi ra quyết định bắt giữ tàu biển hoặc quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ, Chánh án Tòa án phải phân công một cán bộ Tòa án thực hiện việc giao quyết định theo quy định tại khoản 2 Điều này.
- Trong thời hạn mười hai giờ kể từ thời điểm được phân công, cán bộ Tòa án phải đến cảng giao hai bản quyết định cho Giám đốc Cảng vụ hàng hải hoặc Giám đốc Cảng thủy nội địa (sau đây gọi là Giám đốc Cảng vụ) nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải bị yêu cầu bắt giữ. Giám đốc Cảng vụ thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển hoặc quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ theo quy định của pháp luật và giao cho thuyền trưởng một bản để thi hành.
Trường hợp trong thời hạn nói trên, cán bộ Tòa án không thể đến được cảng thì quyết định có thể được gửi qua fax hoặc thư điện tử (e-mail) theo quy định của pháp luật.
- Các cơ quan quản lý nhà nước về hàng hải, an ninh, kiểm dịch, hải quan, thuế, văn hóa – thông tin, phòng chống cháy, nổ, bảo vệ môi trường và các cơ quan quản lý nhà nước khác có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển khi có yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ và chịu sự điều hành trong việc phối hợp thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển của Giám đốc Cảng vụ.
Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có trách nhiệm phối hợp thực hiện quyết định bắt giữ tàu biển khi có yêu cầu của Giám đốc Cảng vụ.
- Trong thời gian tàu biển bị bắt giữ, chủ tàu, người thuê tàu, người khai thác tàu có trách nhiệm duy trì hoạt động của tàu biển.
- Chính phủ quy định việc thực hiện quyết định của Tòa án quy định tại khoản 2 Điều này, việc xử lý đối với tàu biển trong trường hợp chủ tàu bỏ tàu, bán đấu giá tàu biển đang bị bắt giữ.
Như vậy, ngay sau khi ra quyết định bắt giữ tàu biển hoặc quyết định thả tàu biển đang bị bắt giữ, Chánh án Tòa án phải phân công một cán bộ Tòa án thực hiện việc giao quyết định cho Giám đốc Cảng vụ hàng hải hoặc Giám đốc Cảng thủy nội địa (sau đây gọi là Giám đốc Cảng vụ) nơi tàu biển đang hoạt động hàng hải bị yêu cầu bắt giữ và các bên có trách nhiệm thi hành quyết định này theo quy định pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
- Công trình xây dựng là gì? Xây dựng công trình không tuân thủ tiêu chuẩn là hành vi vi phạm pháp luật trong xây dựng?
- Điều lệ Đảng là gì? 06 nội dung cơ bản của nguyên tắc tập trung dân chủ tại Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam?