Trình tự thực hiện thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ được tiến hành theo các bước nào?
- Ai có thẩm quyền ra quyết định thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ?
- Trình tự thực hiện thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ được tiến hành theo các bước nào?
- Quyết định thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ phải ghi rõ những nội dung gì?
- Thời hạn thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ là bao lâu?
Ai có thẩm quyền ra quyết định thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ?
Căn cứ khoản 1 Điều 7 Quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1467/QĐ-VPCP năm 2009 quy định về thẩm quyền phê duyệt và ra quyết định thanh tra, kiểm tra như sau:
Thẩm quyền phê duyệt và ra quyết định thanh tra, kiểm tra
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra (hàng năm, 6 tháng) do Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ trình và quyết định các cuộc thanh tra, kiểm tra cụ thể.
2. Khi xem xét, giải quyết khiếu nại tố cáo, tùy theo nội dung, tính chất khiếu nại, tố cáo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm có thể không ra quyết định thanh tra, kiểm tra nhưng phê duyệt đề cương về nội dung thanh tra, kiểm tra và giao cho cán bộ thanh tra thực hiện.
Như vậy, theo quy định thì Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ là người có thẩm quyền quyết định các cuộc thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo.
Ai có thẩm quyền ra quyết định thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ? (Hình từ Internet)
Trình tự thực hiện thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ được tiến hành theo các bước nào?
Căn cứ Điều 8 Quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1467/QĐ-VPCP năm 2009 quy định về trình tự thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo như sau:
Trình tự thanh tra, kiểm tra
Trình tự một cuộc thanh tra, kiểm tra được tiến hành theo các bước sau:
1. Ra quyết định hoặc phê duyệt nội dung công việc thanh tra, kiểm tra
2. Chuẩn bị thanh tra, kiểm tra
3. Tiến hành thanh tra, kiểm tra; dự thảo, thông qua kết luận thanh tra, kiểm tra.
4. Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra.
Như vậy, theo quy định, trình tự thực hiện thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ được tiến hành theo các bước sau đây:
(1) Ra quyết định hoặc phê duyệt nội dung công việc thanh tra, kiểm tra
(2) Chuẩn bị thanh tra, kiểm tra
(3) Tiến hành thanh tra, kiểm tra; dự thảo, thông qua kết luận thanh tra, kiểm tra.
(4) Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra.
Quyết định thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ phải ghi rõ những nội dung gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 9 Quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1467/QĐ-VPCP năm 2009 quy định về thủ tục thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo như sau:
Thủ tục thanh tra, kiểm tra
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định hoặc phê duyệt nội dung thanh tra, kiểm tra đối với tổ chức, cá nhân theo thẩm quyền được pháp luật quy định dựa vào những căn cứ sau:
a) Chương trình, kế hoạch thanh tra, kiểm tra đã được phê duyệt;
b) Yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền;
c) Dấu hiệu vi phạm trong việc thực hiện công vụ và nghĩa vụ cán bộ, công chức.
2. Quyết định thanh tra, kiểm tra hoặc nội dung thanh tra, kiểm tra được Bộ trưởng, Chủ nhiệm phê duyệt phải ghi rõ:
a) Căn cứ pháp lý để thanh tra, kiểm tra;
b) Đối tượng, nội dung, yêu cầu, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra;
c) Thời hạn tiến hành thanh tra, kiểm tra;
d) Thành viên Tổ công tác thanh tra, kiểm tra và quyền, trách nhiệm của Tổ công tác thanh tra, kiểm tra hoặc của cán bộ thanh tra, kiểm tra;
đ) Quyền và nghĩa vụ của đơn vị được thanh tra, kiểm tra.
Như vậy, theo quy định, quyết định thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ phải ghi rõ những nội dung sau đây:
(1) Căn cứ pháp lý để thanh tra, kiểm tra;
(2) Đối tượng, nội dung, yêu cầu, phạm vi, nhiệm vụ thanh tra, kiểm tra;
(3) Thời hạn tiến hành thanh tra, kiểm tra;
(4) Thành viên Tổ công tác thanh tra, kiểm tra và quyền, trách nhiệm của Tổ công tác thanh tra, kiểm tra hoặc của cán bộ thanh tra, kiểm tra;
(5) Quyền và nghĩa vụ của đơn vị được thanh tra, kiểm tra.
Thời hạn thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ là bao lâu?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Quy chế hoạt động thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ ban hành kèm theo Quyết định 1467/QĐ-VPCP năm 2009 quy định về thời hạn thanh tra, kiểm tra như sau:
Thời hạn thanh tra, kiểm tra
1. Thời hạn mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày.
2. Thời hạn của cuộc thanh tra, kiểm tra được tính từ ngày công bố quyết định đến khi kết thúc việc thanh tra, kiểm tra.
3. Việc kéo dài thời hạn thanh tra, kiểm tra do Bộ trưởng, Chủ nhiệm quyết định.
Như vậy, theo quy định thì thời hạn mỗi cuộc thanh tra, kiểm tra và giải quyết khiếu nại tố cáo của Văn phòng Chính phủ là không quá 30 ngày, trường hợp phức tạp thì có thể kéo dài, nhưng không quá 60 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ý kiến về việc học sinh cần kính trọng biết ơn người lao động? Viết đoạn văn nêu ý kiến về một hiện tượng? Học sinh tiểu học có những quyền gì?
- Phụ lục VIII Mẫu biên bản lấy lời khai tai nạn lao động dùng để lấy lời khai của những ai? Tải mẫu biên bản lấy lời khai?
- Trong tố tụng hình sự, mẫu biên bản về việc giao, nhận hồ sơ vụ án và bản cáo trạng là mẫu nào? Tải mẫu?
- Việc chuẩn bị mặt bằng xây dựng được quy định thế nào? Quy định của pháp luật về yêu cầu đối với công trường xây dựng?
- Điều kiện thành lập trung tâm tin học là gì theo Nghị định 125? Thủ tục thành lập trung tâm tin học như thế nào?