Trình tự tổ chức kỳ họp bất thường theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội được thực hiện như thế nào?
Trình tự tổ chức kỳ họp bất thường theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội được thực hiện như thế nào?
Trình tự tổ chức kỳ họp bất thường theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội được quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 31/2023/UBTVQH15 như sau:
Yêu cầu về tổ chức kỳ họp bất thường
1. Trường hợp Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường thì gửi văn bản nêu rõ sự cần thiết, nội dung, thời gian dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường kèm theo hồ sơ, tài liệu nếu nội dung đề xuất thuộc trách nhiệm chuẩn bị của mình đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước 07 ngày tính đến ngày đề xuất tổ chức kỳ họp bất thường, trừ hồ sơ, tài liệu liên quan đến công tác nhân sự. Thời gian dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường phải trước ít nhất là 01 ngày tính đến ngày dự kiến khai mạc kỳ họp thường lệ tiếp theo.
2. Trường hợp đại biểu Quốc hội yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường:
a) Đại biểu Quốc hội gửi văn bản nêu rõ sự cần thiết, nội dung, thời gian dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Văn bản yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường có thể do một hoặc nhiều đại biểu Quốc hội cùng yêu cầu, ký tên;
b) Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp các yêu cầu của đại biểu Quốc hội trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp gần nhất trước đó đến trước 08 ngày tính đến ngày dự kiến khai mạc kỳ họp thường lệ tiếp theo;
c) Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, triệu tập kỳ họp bất thường khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu về cùng nội dung.
3. Trường hợp Ủy ban Thường vụ Quốc hội yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường thì dự kiến nội dung, thời gian tổ chức kỳ họp bất thường để báo cáo Quốc hội.
Như vậy, theo quy định, trình tự tổ chức kỳ họp bất thường theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội được thực hiện theo các bước sau đây:
(1) Đại biểu Quốc hội gửi văn bản nêu rõ sự cần thiết, nội dung, thời gian dự kiến tổ chức kỳ họp bất thường đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Văn bản yêu cầu tổ chức kỳ họp bất thường có thể do một hoặc nhiều đại biểu Quốc hội cùng yêu cầu, ký tên;
(2) Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ đạo Tổng Thư ký Quốc hội tổng hợp các yêu cầu của đại biểu Quốc hội trong khoảng thời gian từ ngày khai mạc kỳ họp gần nhất trước đó đến trước 08 ngày tính đến ngày dự kiến khai mạc kỳ họp thường lệ tiếp theo;
(3) Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, triệu tập kỳ họp bất thường khi có ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu về cùng nội dung.
Trình tự tổ chức kỳ họp bất thường theo yêu cầu của đại biểu Quốc hội được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Trước ngày khai mạc kỳ họp bất thường thì dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội phải xin ý kiến của những ai?
Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội bất thường được quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị quyết 71/2022/QH15 như sau:
Chương trình kỳ họp Quốc hội
...
2. Việc xây dựng dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội bảo đảm phù hợp với yêu cầu thực tiễn; trong đó, ưu tiên bố trí thời gian thảo luận các dự án luật, dự thảo nghị quyết được trình Quốc hội thông qua tại kỳ họp trước các dự án luật, dự thảo nghị quyết được trình Quốc hội cho ý kiến; phiên thảo luận về kinh tế - xã hội được tổ chức trước phiên chất vấn; các nội dung trong các lĩnh vực có liên quan đến nhau được bố trí thảo luận gần nhau.
3. Dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan chậm nhất là 30 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp thường lệ và chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.
4. Chương trình kỳ họp Quốc hội do Quốc hội xem xét, thông qua tại phiên họp trù bị theo trình tự sau đây:
a) Ủy ban Thường vụ Quốc hội báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội.
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa trước báo cáo về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội;
...
Như vậy, theo quy định thì dự kiến chương trình kỳ họp Quốc hội được gửi xin ý kiến đại biểu Quốc hội, các cơ quan, tổ chức có liên quan chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp đối với kỳ họp bất thường.
Ai có thẩm quyền quyết định triệu tập kỳ họp bất thường của Quốc hội?
Thẩm quyền quyết định triệu tập kỳ họp bất thường của Quốc hội được quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 như sau:
Triệu tập kỳ họp Quốc hội
1. Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định triệu tập kỳ họp thường lệ của Quốc hội chậm nhất là 30 ngày và kỳ họp bất thường chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
2. Kỳ họp thứ nhất của Quốc hội khóa mới do Ủy ban thường vụ Quốc hội khoá trước triệu tập chậm nhất là 60 ngày, kể từ ngày bầu cử đại biểu Quốc hội.
3. Quyết định triệu tập kỳ họp cùng với dự kiến chương trình kỳ họp được gửi đến đại biểu Quốc hội.
Như vậy, theo quy định, Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền quyết định triệu tập kỳ họp bất thường của Quốc hội trong thời gian chậm nhất là 07 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trái phiếu chính quyền địa phương có mệnh giá bao nhiêu? Lãi suất mua lại trái phiếu chính quyền địa phương do cơ quan nào quyết định?
- Ngày 6 tháng 12 là ngày gì? Ngày 6 tháng 12 là ngày mấy âm lịch? Ngày 6 tháng 12 là thứ mấy?
- Mẫu số 02 TNĐB Biên bản vụ việc khi giải quyết tai nạn giao thông đường bộ của Cảnh sát giao thông ra sao?
- Thời hạn lập quỹ bảo đảm nghĩa vụ thu dọn công trình dầu khí? Nhà thầu phải đóng góp bổ sung quỹ khi nào?
- Mẫu Đề án nhân sự chi ủy tại đại hội chi bộ mới nhất như thế nào? Tải mẫu? Đại hội chi bộ do ai triệu tập?