Trình tự tổ chức phong trào thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
Trình tự tổ chức phong trào thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
Theo Thông tư 10/2023/TT-BNNPTNT hướng dẫn Luật Thi đua, khen thưởng trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) thì không còn quy định về trình tự tổ chức phong trào thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Trình tự tổ chức phong trào thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được quy định tại Điều 7 Thông tư 08/2018/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
- Xây dựng kế hoạch tổ chức phong trào thi đua xác định rõ: mục đích, yêu cầu; phạm vi, đối tượng, tên phong trào và thời gian thực hiện; nội dung thi đua, các chỉ tiêu thi đua, tổ chức khối thi đua (nếu có) và biện pháp tổ chức thực hiện khả thi, phù hợp với thực tiễn.
- Phát động thi đua được tổ chức sâu rộng bằng các hình thức phù hợp, thiết thực, hiệu quả tạo được sự hưởng ứng phong trào thi đua của các đối tượng liên quan.
-Tổ chức thực hiện: tuyên truyền, khuyến khích, thu hút đông đảo cơ quan, đơn vị, cá nhân tham gia phong trào thi đua.
Đối với phong trào thi đua có phạm vi rộng có thể tổ chức chỉ đạo điểm nhằm rút kinh nghiệm triển khai trên diện rộng; kiểm tra, đánh giá quá trình thực hiện phong trào thi đua, kịp thời phát hiện, Điều chỉnh những nội dung chưa phù hợp với thực tiễn, đồng thời phát hiện, bồi dưỡng, nhân rộng các điển hình tiên tiến.
- Tổ chức sơ kết, tổng kết: đánh giá kết quả thực hiện, lựa chọn khen thưởng những tập thể, cá nhân tiêu biểu trong phong trào thi đua.
Phong trào thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Hình từ Internet)
Trách nhiệm trong tổ chức triển khai phong trào thi đua ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn như thế nào?
Theo quy định tại Điều 12 Thông tư 10/2023/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
- Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị, thuộc, trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về kết quả công tác thi đua, khen thưởng; phát hiện tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc để đề nghị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền khen thưởng; nhân rộng điển hình tiên tiến; đánh giá thành tích và quyết định khen thưởng theo thẩm quyền.
- Trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị và cá nhân có liên quan
+ Nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của pháp luật, của cơ quan, tổ chức, đơn vị trong công tác thi đua, khen thưởng;
+ Chịu trách nhiệm trước pháp luật trong kê khai báo cáo thành tích, lập hồ sơ đề nghị khen thưởng; có trách nhiệm bảo quản, lưu giữ các hiện vật khen thưởng;
+ Áp dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa trong kê khai, báo cáo thành tích, quản lý công tác thi đua, khen thưởng.
- Các cơ quan, tổ chức, đơn vị truyền thông của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tuyên truyền chủ trương của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; phổ biến, nêu gương các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, các gương điển hình tiên tiến, người tốt, việc tốt trong các phong trào thi đua; kịp thời phản ánh, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Trước đây, trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong tổ chức triển khai phong trào thi đua được quy định tại Điều 8 Thông tư 08/2018/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
- Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động hưởng ứng các phong trào thi đua do Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và phát động các phong trào thi đua của ngành. Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng có trách nhiệm tham mưu, giúp Bộ trưởng phát động, tổ chức, thực hiện các phong trào thi đua trong ngành NN và PTNT.
- Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ, ngành có trách nhiệm phát động thi đua, tổ chức các phong trào thi đua và sơ kết, tổng kết phong trào thi đua thuộc đơn vị mình; phối hợp chặt chẽ với cấp ủy đảng và đoàn thể đồng cấp trong ngành NN và PTNT tổ chức, triển khai phong trào thi đua.
- Trưởng khối thi đua có trách nhiệm chủ trì, phối hợp tổ chức thực hiện phong trào thi đua, tổ chức sơ kết, tổng kết phong trào thi đua trong khối.
- Báo Nông nghiệp Việt Nam, Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thi đua, khen thưởng; phát hiện, cổ vũ, phổ biến, nêu gương, nhân rộng điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trong phong trào thi đua; tham gia đấu tranh ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về thi đua, khen thưởng.
Khối thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những hoạt động gì?
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 10/2023/TT-BNNPTNT (Có hiệu lực từ ngày 01/01/2024) quy định thì Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các khối thi đua, gồm: khối thi đua các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ; khối thi đua các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; khối thi đua các Hội, Hiệp hội ngành nghề hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn (theo quyết định riêng).
Như vậy, quy định hiện hành không có quy định cụ thể hoạt động trong khối thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mà theo những quyết định riêng của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển.
Trước đây, hoạt động của Khối thi đua được quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 08/2018/TT-BNNPTNT (Hết hiệu lực từ ngày 01/01/2024) như sau:
Khối thi đua
1. Tổ chức Khối thi đua
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức các Khối thi đua thường xuyên hàng năm gồm: Khối thi đua các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ và Khối thi đua các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ theo quyết định riêng của Bộ trưởng.
2. Hoạt động của Khối thi đua
a) Hội thảo, tọa đàm về thực hiện công tác thi đua khen thưởng, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý phù hợp với thực tiễn của từng Khối;
b) Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động của Khối;
c) Bầu Khối trưởng, Khối phó luân phiên hàng năm;
a) Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ.
3. Quyền hạn, trách nhiệm của Khối trưởng
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch, nội dung và các chỉ tiêu thi đua để ký kết giao ước thi đua; quy chế hoạt động của Khối; các tiêu chí, thang điểm để chấm điểm, bình bầu danh hiệu thi đua;
b) Tổ chức ký kết giao ước thi đua, phát động phong trào thi đua trong Khối; phối hợp tổ chức các hoạt động chung trong Khối;
c) Chủ trì chấm điểm thi đua, bình chọn, suy tôn đơn vị có thành tích xuất sắc, tiêu biểu để đề nghị xét tặng Cờ thi đua của Chính phủ, Cờ thi đua của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
...
Theo quy định trên, hoạt động của Khối thi đua trong ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn gồm những hoạt động sau:
- Hội thảo, tọa đàm về thực hiện công tác thi đua khen thưởng, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm quản lý phù hợp với thực tiễn của từng Khối;
- Tổ chức sơ kết, tổng kết hoạt động của Khối;
- Bầu Khối trưởng, Khối phó luân phiên hàng năm;
- Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Bộ.
Lưu ý: Thông tư này không áp dụng đối với công tác thi đua xét tặng Giải thưởng “Bông lúa vàng Việt Nam”, Danh hiệu “Doanh nghiệp vì nhà nông”.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản khai đăng ký tên định danh dùng trong quảng cáo bằng tin nhắn, gọi điện thoại là mẫu nào? Tên định danh có bao nhiêu ký tự?
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?