Trình tự xử lý hồ sơ xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải đối với tàu biển được quy định ra sao? Việc trình kháng nghị hàng hải bao gồm những nội dung xác nhận gì?
- Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải đối với tàu biển ở nước ngoài là cơ quan nào?
- Hồ sơ xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải đối với tàu biển được quy định như thế nào?
- Trình tự xử lý hồ sơ xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải đối với tàu biển được quy định ra sao?
- Việc trình kháng nghị hàng hải bao gồm những nội dung xác nhận gì?
Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải đối với tàu biển ở nước ngoài là cơ quan nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 30/2016/TT-BGTVT quy định cơ quan xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải như sau:
Cơ quan xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải
...
2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải ở nước ngoài là cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu thuyền hoạt động.
Như vậy, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải ở nước ngoài là cơ quan đại diện của Việt Nam nơi gần nhất hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền của quốc gia nơi tàu thuyền hoạt động.
Kháng nghị hàng hải đối với tàu biển (Hình từ Internet)
Hồ sơ xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải đối với tàu biển được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 30/2016/TT-BGTVT quy định hồ sơ xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải như sau:
Hồ sơ xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải
1. Các giấy tờ phải nộp đối với tàu biển, tàu công vụ, giàn di động, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ và phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB:
a) Kháng nghị hàng hải (02 bản);
b) Bản trích sao các loại Nhật ký của tàu thuyền có liên quan đến vụ việc (01 bản);
c) Bản trích sao hải đồ liên quan đến vụ việc (trừ trường hợp tai nạn, sự cố xảy ra khi tàu thuyền đang neo đậu tại cảng biển) (01 bản).
...
3. Các giấy tờ phải xuất trình:
Đối với tàu biển, tàu công vụ, giàn di động, tàu ngầm, tàu lặn, thủy phi cơ và phương tiện thủy nội địa mang cấp VR-SB: các loại Nhật ký liên quan đến vụ việc (bản chính).
4. Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải có chữ ký của thuyền trưởng và đóng dấu của tàu thuyền (nếu có); đối với bản kháng nghị hàng hải, ngoài chữ ký của thuyền trưởng và đóng dấu của tàu thuyền (nếu có con dấu) còn phải có chữ ký của máy trưởng, một sĩ quan hoặc một thủy thủ với tư cách là những người làm chứng.
5. Ngoài số lượng bản kháng nghị hàng hải được quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này, thuyền trưởng có thể yêu cầu xác nhận thêm các bản khác có cùng nội dung, nếu thấy cần thiết.
Như vậy, hồ sơ xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải đối với tàu biển được quy định như trên.
Trình tự xử lý hồ sơ xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải đối với tàu biển được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 30/2016/TT-BGTVT và khoản 2 Điều 20 Thông tư 07/2018/TT-BGTVT như sau:
Trình tự thực hiện và xử lý hồ sơ xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải
1. Thuyền trưởng lập hồ sơ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này gửi trực tiếp đến cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải quy định tại khoản 1 Điều 4 và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này.
2. Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ, kiểm tra sự phù hợp của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa phù hợp, chậm nhất 30 phút, kể từ khi nhận được hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền hướng dẫn thuyền trưởng hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
3. Trong thời hạn không quá 01 giờ đối với Cảng vụ hàng hải, hoặc Đại diện Cảng vụ hàng hải được Giám đốc Cảng vụ hàng hải ủy quyền theo quy định của pháp luật và 03 giờ đối với các cơ quan có thẩm quyền khác, kể từ khi đã nhận đủ các giấy tờ hợp lệ, cơ quan có thẩm quyền xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.
4. Cơ quan xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải tiến hành lưu hồ sơ gồm 01 bản các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 5 của Thông tư này và gửi trả cho thuyền trưởng các bản kháng nghị hàng hải còn lại đã được xác nhận.
Như vậy, trình tự thực hiện và xử lý hồ sơ xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải đối với tàu biển được quy định như trên.
Việc trình kháng nghị hàng hải bao gồm những nội dung xác nhận gì?
Căn cứ Điều 7 Thông tư 30/2016/TT-BGTVT quy định nội dung xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải như sau:
Nội dung xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải
1. Ngày, giờ nhận trình kháng nghị hàng hải.
2. Xác nhận việc đã nhận trình kháng nghị hàng hải.
3. Họ, tên, chức danh và chữ ký của người xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.
4. Đóng dấu của cơ quan xác nhận việc trình kháng nghị hàng hải.
Theo đó, việc trình kháng nghị hàng hải bao gồm những nội dung xác nhận nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu bảng tổng hợp dự toán xây dựng công trình điều chỉnh mới nhất hiện nay theo Thông tư 11?
- Chuyển đất trồng lúa sang đất ở không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép bị phạt bao nhiêu?
- Quyền khác đối với tài sản là gì? Gồm những quyền nào? Quyền khác đối với tài sản có bị hạn chế, bị tước đoạt?
- Mốc giới ngăn cách các bất động sản được quy định như thế nào? Các trường hợp được miễn giấy phép xây dựng?
- Tải bảng tổng hợp chi phí tư vấn đầu tư xây dựng mới nhất? Công thức xác định chi phí tư vấn đầu tư xây dựng?