Trò chơi Liên Minh Huyền Thoại có phải là trò chơi điện tử theo quy định của pháp luật hay không? Trò chơi diện tử hiện nay có chia theo độ tuổi hay không?
Trò chơi Liên Minh Huyền Thoại có phải là trò chơi điện tử theo quy định của pháp luật hay không?
Liên Minh Huyền Thoại (tiếng Anh: League of Legends, viết tắt: LMHT hoặc LoL), thường được gọi ngắn gọn là Liên Minh (League), là một trò chơi video thể loại đấu trường trận chiến trực tuyến nhiều người chơi (MOBA - Multiplayer Online Battlefield Arena) được Riot Games lấy cảm hứng và phát triển đến thời điểm hiện tại.
Có thể nói thời đại công nghệ 4.0 hiện tải cũng đã góp phần đưa tựa game Liên Minh Huyền Thoại này thành một bộ môn thể thao điện tử lớn nhất thế giới bởi hệ thống giải đấu lớn và chuyên nghiệp, bao gồm 12 giải đấu cho 12 khu vực. Không còn đơn thuần là một tự game bình thường nữa.
Theo đó, tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP có quy định về dịch vụ trò chơi điện tử như sau:
Dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng (gọi tắt là dịch vụ trò chơi điện tử) là việc cung cấp cho người chơi khả năng truy nhập vào mạng và chơi các trò chơi điện tử trên mạng.
Như vậy, hiện nay mặc dù pháp luật không quy định rõ ràng và cụ thể trò chơi điện tử sẽ bao gồm những tựa game, tên game nào cụ thể mà chỉ quy định về dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng hay còn gọi tắt là dịch vụ trò chơi điện tử bằng việc cung cấp cho người chơi khả năng truy cập vào mạng và chơi trò chơi điện tử trên đó.
Vậy nên, trò chơi Liên Minh Huyền Thoại cũng có thể là một trong những dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng hiện nay.
Trò chơi Liên Minh Huyền Thoại có phải là trò chơi điện tử theo quy định của pháp luật hay không? Trò chơi diện tử hiện nay có chia theo độ tuổi hay không? (Hình từ Internet)
Trò chơi diện tử hiện nay có chia theo độ tuổi hay không?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 31a Nghị định 72/2013/NĐ-CP, Điều 31a này được bổ sung bởi khoản 17 Điều 1 Nghị định 27/2018/NĐ-CP như sau:
Phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi người chơi
1. Trò chơi điện tử được phân loại theo các độ tuổi như sau:
a) Trò chơi điện tử dành cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên, ký hiệu là 18+) là trò chơi có hoạt động đối kháng có sử dụng vũ khí; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh khiêu dâm;
b) Trò chơi điện tử dành cho thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu là 12+) là trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu có sử dụng vũ khí nhưng hình ảnh vũ khí không nhìn được cận cảnh, rõ ràng; tiết chế âm thanh va chạm của vũ khí khi chiến đấu; không có hoạt động, hình ảnh, âm thanh, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người;
c) Trò chơi điện tử dành cho mọi lứa tuổi (ký hiệu là 00+) là những trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình; không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí; không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người.
Như vậy, trò chơi diện tử hiện nay được chia theo độ tuổi như sau:
(1) Trò chơi điện tử dành cho người lớn (từ 18 tuổi trở lên, ký hiệu là 18+)
(2) Trò chơi điện tử dành cho thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu là 12+)
(3) Trò chơi điện tử dành cho mọi lứa tuổi (ký hiệu là 00+)
Trò chơi điện tử trên mạng G1 là gì?
Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 31 Nghị định 72/2013/NĐ-CP như sau:
1. Trò chơi điện tử trên mạng được phân loại như sau:
a) Phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ, bao gồm:
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1);
- Trò chơi điện tử chỉ có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G2);
- Trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau nhưng không có sự tương tác giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G3);
- Trò chơi điện tử được tải về qua mạng, không có sự tương tác giữa người chơi với nhau và giữa người chơi với hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G4).
b) Phân loại theo độ tuổi của người chơi phù hợp với nội dung và kịch bản trò chơi. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể về phân loại trò chơi theo độ tuổi người chơi.
2. Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G1 khi có Giấy phép cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và Quyết định phê duyệt nội dung, kịch bản đối với từng trò chơi điện tử do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp.
3. Doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ trò chơi G2, G3, G4 khi có Giấy chứng nhận đăng ký cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử và thông báo cung cấp dịch vụ đối với từng trò chơi điện tử.
4. Tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng cho người sử dụng tại Việt Nam phải thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp Luật Việt Nam để thực hiện cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử trên mạng theo quy định tại Nghị định này và quy định về đầu tư nước ngoài.
Theo đó, khi phân loại theo phương thức cung cấp và sử dụng dịch vụ thì trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp (gọi tắt là trò chơi G1).
Như vậy, Trò chơi điện tử trên mạng G1 là trò chơi điện tử có sự tương tác giữa nhiều người chơi với nhau đồng thời thông qua hệ thống máy chủ trò chơi của doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bài tuyên truyền kỷ niệm 75 năm Ngày truyền thống học sinh sinh viên Việt Nam 9 1 2025? Bài tuyên truyền ngày học sinh sinh viên?
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?