Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực pháp luật có đúng không? Người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải nộp gì cho tổ chức trợ giúp pháp lý?
Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực pháp luật có đúng không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý như sau:
Lĩnh vực, hình thức trợ giúp pháp lý
1. Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
2. Các hình thức trợ giúp pháp lý bao gồm:
a) Tham gia tố tụng;
b) Tư vấn pháp luật;
c) Đại diện ngoài tố tụng.
Theo đó, không phải trợ giúp pháp lý được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực pháp luật. Mà trợ giúp pháp lý được thực hiện trong các lĩnh vực pháp luật, trừ lĩnh vực kinh doanh, thương mại.
Trợ giúp pháp lý được thực hiện thông qua các hình thức như: Tham gia tố tụng, tư vấn pháp luật, đại diện ngoài tố tụng.
Trợ giúp pháp lý được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực pháp luật có đúng không? (Hình từ internet)
Có phải ai cũng được quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý không?
Căn cứ theo Điều 7 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 về những người được trợ giúp pháp lý như sau:
Người được trợ giúp pháp lý
1. Người có công với cách mạng.
2. Người thuộc hộ nghèo.
3. Trẻ em.
4. Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
5. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
6. Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
7. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
a) Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
b) Người nhiễm chất độc da cam;
c) Người cao tuổi;
d) Người khuyết tật;
đ) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
e) Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
g) Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
h) Người nhiễm HIV.
Chính phủ quy định chi tiết điều kiện khó khăn về tài chính của người được trợ giúp pháp lý quy định tại khoản này phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội.
Theo như quy định trên thì không phải ai cũng được quyền yêu cầu trợ giúp pháp lý mà chỉ có những người sau được yêu trợ giúp pháp lý:
- Người có công với cách mạng.
- Người thuộc hộ nghèo.
- Trẻ em.
- Người dân tộc thiểu số cư trú ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
- Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
- Người bị buộc tội thuộc hộ cận nghèo.
- Người thuộc một trong các trường hợp sau đây có khó khăn về tài chính:
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ, chồng, con của liệt sĩ và người có công nuôi dưỡng khi liệt sĩ còn nhỏ;
+ Người nhiễm chất độc da cam;
+ Người cao tuổi;
+ Người khuyết tật;
+ Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự;
+ Nạn nhân trong vụ việc bạo lực gia đình;
+ Nạn nhân của hành vi mua bán người theo quy định của Luật Phòng, chống mua bán người;
+ Người nhiễm HIV.
Người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải nộp gì cho tổ chức trợ giúp pháp lý?
Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về yêu cầu trợ giúp pháp lý như sau:
Yêu cầu trợ giúp pháp lý
1. Khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, gồm có:
a) Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
b) Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
c) Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
2. Việc nộp hồ sơ yêu cầu trợ giúp pháp lý được thực hiện như sau:
a) Trường hợp nộp trực tiếp tại trụ sở của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này; xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
Trường hợp người yêu cầu trợ giúp pháp lý không thể tự mình viết đơn yêu cầu thì người tiếp nhận yêu cầu có trách nhiệm ghi các nội dung vào mẫu đơn để họ tự đọc hoặc đọc lại cho họ nghe và yêu cầu họ ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn;
b) Trường hợp gửi hồ sơ qua dịch vụ bưu chính, người yêu cầu trợ giúp pháp lý nộp các giấy tờ, tài liệu quy định tại điểm a và điểm c khoản 1 Điều này, bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
c) Trường hợp gửi hồ sơ qua fax, hình thức điện tử, khi gặp người thực hiện trợ giúp pháp lý, người yêu cầu trợ giúp pháp lý phải xuất trình bản chính hoặc nộp bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý.
Theo quy định trên thì khi yêu cầu trợ giúp pháp lý, người yêu cầu phải nộp hồ sơ cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, gồm có:
- Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý;
- Giấy tờ chứng minh là người được trợ giúp pháp lý;
- Các giấy tờ, tài liệu có liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.
Đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý là mẫu số 02-TP-TGPL ban hành kèm theo Thông tư 12/2018/TT-BTP khi thuộc trường hợp cần trợ giúp pháp lý.
Tham khảo mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý (Mẫu số 02-TP-TGPL) tại đây. Tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vi phạm quy định về đối thoại tại nơi làm việc thì xử phạt hành chính thế nào? Quy định về việc tổ chức đối thoại tại nơi làm việc?
- Hướng dẫn vào thi https hocvalamtheobac mobiedu vn tuần 2 cuộc thi trực tuyến Tuổi trẻ học tập và làm theo tư tưởng đạo đức phong cách Hồ Chí Minh?
- Trẻ em ngồi ghế trước ô tô có bị phạt không? Mức phạt để trẻ em ngồi ghế trước ô tô là bao nhiêu?
- Cơ sở sản xuất thực phẩm tươi sống có phải tuân thủ về kiểm dịch thực vật đối với sản phẩm trồng trọt không?
- Ngày 8 1 là ngày gì? Ngày 8 1 2025 dương là bao nhiêu âm? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?