Trợ giúp viên pháp lý có bắt buộc phải tốt nghiệp chuyên ngành luật không? Thủ tục bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý được thực hiện như thế nào?
Trợ giúp viên pháp lý có bắt buộc phải tốt nghiệp chuyên ngành luật không?
Căn cứ theo Điều 19 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về tiêu chuẩn để trở thành trợ giúp viên pháp lý như sau:
Tiêu chuẩn trợ giúp viên pháp lý
Công dân Việt Nam là viên chức của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể trở thành trợ giúp viên pháp lý:
1. Có phẩm chất đạo đức tốt;
2. Có trình độ cử nhân luật trở lên;
3. Đã được đào tạo nghề luật sư hoặc được miễn đào tạo nghề luật sư; đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư hoặc tập sự trợ giúp pháp lý;
4. Có sức khỏe bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý;
5. Không đang trong thời gian bị xử lý kỷ luật.
Theo đó, một trong những yêu cầu để trở thành trợ giúp viên pháp lý là phải có trình độ cử nhân luật trở lên. Do đó, muốn làm trợ giúp viên pháp lý thì phải tốt nghiệp chuyên ngành luật bạn nhé.
Trợ giúp viên pháp lý (Hình từ Internet)
Thủ tục bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 21 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 thì việc bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý được thực hiện như sau:
Bước 01: Lập danh sách người được đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý.
Giám đốc Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước lập danh sách những người làm việc ở Trung tâm có đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 của Luật này gửi Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm, cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý.
Bước 02: Nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được danh sách người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý, Giám đốc Sở Tư pháp lập hồ sơ trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Hồ sơ đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý bao gồm:
- Văn bản của Giám đốc Sở Tư pháp đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
- Lý lịch trích ngang của người được đề nghị bổ nhiệm trợ giúp viên pháp lý;
- 02 ảnh màu chân dung cỡ 2 cm x 3 cm;
- Bản sao có chứng thực Bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, Bằng thạc sĩ luật hoặc Bằng tiến sĩ luật;
- Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự hành nghề luật sư hoặc Giấy chứng nhận kiểm tra kết quả tập sự trợ giúp pháp lý; trường hợp được miễn tập sự trợ giúp pháp lý thì phải có bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh là người được miễn tập sự trợ giúp pháp lý;
- Giấy chứng nhận sức khỏe.
Bước 03: Quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý;
Trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trợ giúp viên pháp lý sẽ có những quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 18 Luật Trợ giúp pháp lý 2017, trợ giúp viên pháp lý sẽ có những quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Được bảo đảm thực hiện trợ giúp pháp lý độc lập, không bị đe dọa, cản trở, sách nhiễu hoặc can thiệp trái pháp luật;
- Từ chối hoặc không tiếp tục thực hiện trợ giúp pháp lý trong các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25, khoản 1 Điều 37 của Luật này và theo quy định của pháp luật về tố tụng;
- Được bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
- Bảo đảm chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý;
- Tuân thủ nguyên tắc hoạt động trợ giúp pháp lý;
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy nơi thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Bồi thường hoặc hoàn trả một khoản tiền cho tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý đã trả cho người bị thiệt hại do lỗi của mình gây ra khi thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật;
- Tham gia các khóa tập huấn nâng cao kiến thức, kỹ năng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ trợ giúp pháp lý;
- Thực hiện nhiệm vụ khác theo phân công;
- Được hưởng chế độ, chính sách theo quy định.
Ngoài trợ giúp viên pháp lý thì còn có những ai có thể thực hiện trợ giúp pháp lý?
Tại khoản 1 Điều 17 Luật Trợ giúp pháp lý 2017 quy định về người thực hiện trợ giúp pháp lý, theo đó ngoài trợ giúp viên pháp lý thì những người sau đây còn có thể thực hiện trợ giúp pháp lý:
- Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo hợp đồng với Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước; luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý theo phân công của tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
Tư vấn viên pháp luật có 02 năm kinh nghiệm tư vấn pháp luật trở lên làm việc tại tổ chức tham gia trợ giúp pháp lý;
- Cộng tác viên trợ giúp pháp lý.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mã số thông tin của công trình xây dựng trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng được khởi tạo khi nào?
- Thị trường liên quan được xác định trên cơ sở nào? Nguyên tắc xác định thị phần của doanh nghiệp trên thị trường liên quan?
- Quyết định 08/2024 về Hệ thống chuẩn mực kiểm toán nhà nước thế nào? Toàn văn Quyết định 08/2024/QĐ-KTNN?
- Sĩ quan sử dụng máy tính quân sự để kết nối vào mạng Internet làm lộ lọt thông tin thì xử lý như thế nào?
- Chế độ báo cáo của đơn vị cung cấp dịch vụ Online Banking từ 1 1 2025 theo Thông tư 50 2024?