Trộm cắp điện có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không? Nếu bị truy cứu thì hình thức xử phạt là gì?
Các hình thức xử phạt đối với người phạm tội
Tại khoản 5 và khoản 6 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định các hình thức xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả như sau:
- Hình thức xử phạt chính:
a) Cảnh cáo;
b) Phạt tiền.
- Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính (gọi chung là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính);
b) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề có thời hạn;
c) Đình chỉ hoạt động điện lực có thời hạn; đình chỉ hoạt động dán nhãn năng lượng có thời hạn.
- Mức phạt tiền:
a) Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực điện lực là 100.000.000 đồng đối với cá nhân và 200.000.000 đồng đối với tổ chức;
b) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt tiền áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính do cá nhân thực hiện, trừ các hành vi vi phạm hành chính được quy định do tổ chức thực hiện tại Điều 5, Điều 7, Điều 8, từ khoản 2 đến khoản 6 Điều 9, Điều 10, khoản 4 và các khoản từ khoản 6 đến khoản 9 Điều 11, Điều 13, Điều 14, Điều 20, khoản 2 Điều 21, Điều 23, Điều 31 Nghị định này
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu.
- Buộc tái xuất hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vi phạm.
- Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm, phương tiện vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường.
- Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa, bao bì hàng hóa; loại bỏ tổ máy phát điện.
- Buộc thu hồi sản phẩm, hàng hóa không bảo đảm chất lượng đã lưu thông (bao gồm cả nhãn năng lượng đã dán trên phương tiện, thiết bị hoặc sản phẩm đã dán nhãn năng lượng).
- Buộc thu hồi lại hoặc bán lại phần vốn đã góp hoặc cổ phần đã mua của Đơn vị phát điện.
- Buộc nộp lại Giấy phép hoạt động điện lực đã được cấp.
- Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước hoặc hoàn trả cho tổ chức, cá nhân bị chiếm đoạt (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra (nếu có)).
- Buộc phải thử nghiệm, kiểm định các thiết bị; kiểm định chất lượng công trình đối với phần công trình hoặc toàn bộ công trình đã kết thúc thi công hoặc đã nghiệm thu, bàn giao, đưa vào sử dụng.
- Buộc thay thế, lắp đặt các vật tư, thiết bị điện đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc buộc sử dụng các thiết bị đã được kiểm định và đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành hoặc buộc sử dụng thiết bị chiếu sáng đúng quy chuẩn kỹ thuật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng.
- Buộc đầu tư và duy trì hoạt động bình thường của các thiết bị thông tin liên lạc, SCADA/EMS, đo đếm điện năng, các hệ thống AGC, PSS.
- Buộc duy trì khả năng điều chỉnh tần số sơ cấp, khả năng điều chỉnh điện áp theo quy định.
- Buộc phải lựa chọn tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện, năng lực theo quy định.
- Buộc lắp đặt bổ sung hệ thống cảnh báo vùng hạ du.
- Buộc bổ sung biển báo, cảnh báo phạm vi công trình thủy điện, phao cảnh báo trong lòng hồ phạm vi bảo vệ thượng lưu đập.
- Buộc thực hiện lắp đặt hệ thống giám sát vận hành, thiết bị thông tin, cảnh báo an toàn cho đập và vùng hạ du đập.
- Buộc thực hiện đúng các quy định về định mức sử dụng năng lượng, quy chuẩn kỹ thuật trong thiết kế, thi công, sử dụng vật liệu xây dựng nhằm tiết kiệm năng lượng.
- Buộc hủy bỏ giấy chứng nhận kiểm toán viên năng lượng và công bố danh sách giấy chứng nhận vi phạm cho các tổ chức cấp chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng; buộc thu hồi giấy chứng nhận, kết quả thử nghiệm, chứng chỉ quản lý năng lượng, chứng chỉ kiểm toán viên năng lượng đã cấp, giấy chứng nhận hoàn thành khóa đào tạo quản lý năng lượng.
- Buộc chấm dứt lưu hành phương tiện, thiết bị, máy móc.
Như vậy, tùy vào tội danh và mức xử phạt sẽ có các hình thức xử phạt phù hợp, phạt bổ sung và cả biện pháp khắc phục hậu quả.
Trộm cắp điện
Trộm cắp điện bị xử phạt như thế nào?
Căn cứ Điều 44 Nghị định 134/2013/NĐ-CP quy định chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện để truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:
- Trường hợp có hành vi trộm cắp điện từ 20.000 kWh trở lên, người có thẩm quyền phải chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
- Bộ Công Thương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, nếu trường hợp trộm điện từ 20.000 kWh trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hướng dẫn xử lý hành vi trộm cắp điện như thế nào?
Tại Điều 4 Thông tư liên tịch 27/2015/TTLT-BCT-BCA-VKSNDTC-TANDTC quy định chuyển hồ sơ vụ án trộm cắp điện để xử lý hình sự như sau:
Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 33; khoản 1, khoản 2, khoản 3, khoản 4 và khoản 5 Điều 34 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện và sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sau đây viết tắt là Nghị định số 134/2013/NĐ-CP) có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ trộm cắp điện cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản theo Điều 138 Bộ luật hình sự trong các trường hợp sau:
- Hành vi trộm cắp điện thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 44 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP.
- Hành vi trộm cắp điện không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này nhưng gây hậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng theo hướng dẫn tại mục 3.4 phần I Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA-BTP ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an và Bộ Tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XIV “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật hình sự năm 1999 hoặc trước đó người thực hiện hành vi trộm cắp điện đã bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật về hành vi chiếm đoạt tài sản mà chưa hết thời hạn bị coi là chưa bị xử phạt hành chính, xử lý kỷ luật hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích.
Khi áp dụng các tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng”, “gây hậu quả rất nghiêm trọng”, “gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng” về tài sản, việc xác định hậu quả thiệt hại về tài sản không phải căn cứ vào giá trị tài sản bị chiếm đoạt (điện năng bị trộm cắp) vì giá trị tài sản này đã được quy định thành tình tiết định khung riêng biệt. Hậu quả phải là thiệt hại về tài sản xảy ra ngoài giá trị tài sản bị chiếm đoạt.
KẾT LUẬN: do thông tin của anh/chị cung cấp không nêu rõ người trộm điện đã trộm bao nhiêu kWh điện. Giả sử người trộm điện trộm từ 20.000kWh trở lên sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu số điện trộm không đến mức 20.000 kWh sẽ bị phạt hành chính tùy theo mức độ…
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?