Trộm đột nhập vào nhà bị chủ nhà gây thương tích 11%, theo quy định của pháp luật hình sự thì chủ nhà có bị đi tù về tội Cố ý gây thương tích hay không?
- Hành vi trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật hình sự?
- Hành vi cố ý gây thương tích theo quy định của pháp luật hình sự?
- Thế nào là phòng vệ chính đáng khi trộm đột nhập vào nhà theo pháp luật hình sự?
- Theo pháp luật hình sự thì trộm đột nhập vào nhà bị chủ nhà gây thương tích 11%, chủ nhà có bị đi tù về tội cố ý gây thương tích hay không?
Hành vi trộm cắp tài sản theo quy định của pháp luật hình sự?
Theo Điều 173 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 34 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
-Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;
Tài sản là di vật, cổ vật.
Hành vi cố ý gây thương tích theo quy định của pháp luật hình sự?
Hành vi cố ý gây thương tích theo quy định của pháp luật hình sự?
Điều 134 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định thì cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
- Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
- Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
- Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
- Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
- Có tổ chức;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
- Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
- Có tính chất côn đồ;
- Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.
Thế nào là phòng vệ chính đáng khi trộm đột nhập vào nhà theo pháp luật hình sự?
Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Vấn đề này đã được quy định rõ tại Điều 22 Bộ luật hình sự 2015.
Khi trộm vào nhà thì tài sản và có thể là sức khỏe, tính mạng của chính mình và người thân đang bị đe dọa. Nhà nước cho phép mà chống trả lại một cách cần thiết để người dân bảo vệ quyền và lợi ích của chính bản thân mình nhưng với mức độ cho phép thì mới được xem là phòng vệ chính đáng.
Theo pháp luật hình sự thì trộm đột nhập vào nhà bị chủ nhà gây thương tích 11%, chủ nhà có bị đi tù về tội cố ý gây thương tích hay không?
Phòng vệ chính đáng như đã phân tích ở trên và đây là hành vi không được xem là tội phạm và bị loại trừ trách nhiệm hình sự. Cũng tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật hình sự 2015 thì cũng quy định về vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại. Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Pháp luật hình sự.
Như vậy với hành động của chủ nhà bảo vệ lợi ích của mình và nằm trong giới hạn phòng vệ chính đáng thì sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về những gì gây ra cho tên trộm. Và ngược lại, nếu hành động phòng vệ chính đáng này vượt quá giới hạn thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự với tội danh tương ứng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hà Nội dành hơn 567 tỷ đồng tặng hơn 1,1 triệu suất quà cho đối tượng chính sách, hộ nghèo dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025?
- Thỏa thuận trọng tài được lập trước hay sau khi xảy ra tranh chấp? Thỏa thuận trọng tài qua email có hiệu lực hay không?
- Ngày 10 tháng 12 là ngày gì? Ngày 10 tháng 12 năm nay là ngày bao nhiêu âm lịch? Có phải là ngày nghỉ lễ của người lao động?
- Chậm thực hiện nghĩa vụ là gì? Lãi suất phát sinh do chậm thực hiện nghĩa vụ trả tiền được xác định như thế nào?
- Mẫu phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng đối với xe cơ giới, xe máy chuyên dùng từ 1/1/2025 theo Thông tư 52/2024?