Trong cơ sở giáo dục mầm non thì quy trình tổ chức thẩm định tài liệu hiện nay được quy định như thế nào?
Hồ sơ thẩm định tài liệu trong cơ sở giáo dục mầm non sẽ gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 6 Thông tư 30/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Hồ sơ thẩm định tài liệu
1. Tờ trình đề nghị được thẩm định tài liệu của tổ chức hoặc cá nhân.
2. Bản mẫu tài liệu được đề nghị thẩm định.
3. Báo cáo quá trình biên soạn tài liệu và quá trình thực nghiệm (nếu có).
4. Hồ sơ lý lịch trích ngang của tác giả biên soạn tài liệu.
5. Chứng nhận pháp lý của tổ chức biên soạn tài liệu.
Hồ sơ thẩm định tài liệu trong cơ sở giáo dục mầm non sẽ gồm những tài liệu như quy định trên.
Cơ sở giáo dục mầm non (Hình từ Internet)
Trong cơ sở giáo dục mầm non thì quy trình tổ chức thẩm định tài liệu hiện nay được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 30/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Quy trình tổ chức thẩm định
1. Chậm nhất 15 (mười lăm) ngày trước phiên họp đầu tiên của Hội đồng, tài liệu được đơn vị tổ chức thẩm định gửi cho các thành viên Hội đồng; thành viên Hội đồng nhận xét, đánh giá tài liệu theo quy định tại Điều 4 Thông tư này.
2. Đánh giá, xếp loại tài liệu
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư này, các Thành viên Hội đồng đánh giá, xếp loại tài liệu như sau:
a) Đánh giá chung và xếp loại tài liệu theo một trong ba loại: “Đạt”, “Đạt nhưng cần sửa chữa”, “Không đạt”;
b) Tài liệu được xếp loại “Đạt” nếu đạt tất cả các yêu cầu quy định tại Điều 3 Thông tư này;
c) Tài liệu được xếp loại “Đạt nhưng cần sửa chữa” nếu các yêu cầu quy định tại Thông tư được xếp loại “Đạt” hoặc “Đạt nhưng cần sửa chữa”. Tùy theo mức độ tài liệu đã sửa chữa, Chủ tịch Hội đồng xác nhận “Tài liệu đã được sửa chữa, đáp ứng yêu cầu của Hội đồng” hoặc quyết định lấy ý kiến thành viên Hội đồng bằng một hình thức phù hợp;
d) Tài liệu được xếp loại “Không đạt” trong những trường hợp còn lại.
3. Hội đồng họp, thảo luận để đánh giá, xếp loại tài liệu
Căn cứ quy định tại Điều 3 Thông tư này, Hội đồng họp, thảo luận đánh giá, xếp loại tài liệu như sau:
a) Tài liệu được Hội đồng xếp loại “Đạt” nếu ¾ (ba phần tư) số thành viên Hội đồng đánh giá “Đạt”;
b) Tài liệu được Hội đồng xếp loại “Đạt nhưng cần sửa chữa” nếu được ít nhất ¾ (ba phần tư) số thành viên Hội đồng xếp loại “Đạt” và “Đạt nhưng cần sửa chữa” hoặc ít nhất ¾ (ba phần tư) số thành viên Hội đồng xếp loại “Đạt nhưng cần sửa chữa”;
c) Hội đồng xếp loại “Không đạt” trong những trường hợp còn lại.
Hội đồng báo cáo kết quả thẩm định đến đơn vị tổ chức thẩm định để trình cơ quan ra quyết định thành lập Hội đồng xem xét phê duyệt.
4. Các hoạt động chuẩn bị đối với đơn vị chủ trì thẩm định
a) Đề xuất danh sách thành viên Hội đồng;
b) Chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ hoạt động của Hội đồng;
c) Tiếp nhận bản thảo, chuyển đến thành viên Hội đồng; tiếp nhận hồ sơ và các văn bản báo cáo, đề xuất, kiến nghị của Hội đồng để trình lãnh đạo/thủ trưởng cơ quan ra quyết định thành lập Hội đồng xem xét, quyết định;
d) Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt tài liệu được phép sử dụng trong các cơ sở giáo dục mầm non;
đ) Lưu giữ tài liệu, biên bản các cuộc họp của Hội đồng và các tài liệu có liên quan theo quy định.
Như vậy trong cơ sở giáo dục mầm non thì quy trình tổ chức thẩm định tài liệu hiện nay được quy định như trên.
Hội đồng thẩm định tài liệu trong cơ sở giáo dục mầm non gồm những ai?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 5 Thông tư 30/2021/TT-BGDĐT quy định như sau:
Tổ chức và hoạt động của hội đồng thẩm định tài liệu
1. Hội đồng thẩm định tài liệu
a) Hội đồng thẩm định tài liệu (sau đây gọi tắt là Hội đồng) do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập; Hội đồng thẩm định tài liệu giáo dục địa phương do Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập;
b) Hội đồng gồm các nhà khoa học, nhà giáo dục, nhà quản lý giáo dục có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện các tổ chức có liên quan; có ít nhất 02 (hai) thành viên là giáo viên đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ em tại các cơ sở giáo dục mầm non. số lượng thành viên Hội đồng là số lẻ, tối thiểu là 07 (bảy) người;
c) Hội đồng gồm: Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên.
...
Như vậy hội đồng thẩm định tài liệu trong cơ sở giáo dục mầm non gồm Chủ tịch, Thư ký và các Ủy viên.
![Thư viện nhà đất](https://cdn.luatnhadat.vn/upload/bds/DTQT/thu-vien-co-so-giao-duc-mam-non.jpg)
Thư viện cơ sở giáo dục mầm non có những chức năng và nhiệm vụ nào?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/LVPD/dinh-chi-hoat-dong-co-so-giao-duc-mam-non.jpg)
Chủ tịch UBND huyện phê duyệt thì Chủ tịch UBND xã mới được đình chỉ hoạt động cơ sở giáo dục mầm non độc lập?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/PNY/co-so-giao-duc-mam-non-doc-lap.jpg)
Ai quyết định đình chỉ hoạt động đối với cơ sở giáo dục mầm non độc lập theo quy định tại Nghị định 125?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/to-trinh-thanh-lap-co-so-giao-duc-mam-non-tu-thuc-doc-lap.jpg)
Mẫu tờ trình đề nghị cho phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập dân lập, tư thục mới nhất?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/de-an-giai-the-co-so-giao-duc.jpg)
Mẫu Đề án giải thể cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/to-trinh-de-nghi-sat-nhap-tach-co-so-gd.jpg)
Mẫu tờ trình đề nghị sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông, trường chuyên biệt, giáo dục thường xuyên mới nhất?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/sat-nhap-chia-tach-co-so-giao-duc-mam-non-doc-lap.jpg)
Sáp nhập, chia, tách cơ sở giáo dục mầm non độc lập từ ngày 20/11/2024 được thực hiện như thế nào?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/phapluat/2022-2/NDBT/trinh-tu-thuc-hien-dinh-chi-co-so-giao-duc-mam-non-doc-lap.jpg)
Trình tự thực hiện đình chỉ hoạt động cơ sở giáo dục mầm non độc lập từ ngày 20/11/2024 được thực hiện như thế nào?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/phapluat/2022-2/NTMH/01112024/giao-duc-mam-non-vung-kho-khan.jpg)
Chính sách ưu tiên phát triển giáo dục mầm non ở xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, xã thuộc vùng khó khăn ra sao?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THV/cong-khai-thong-tin-ve-ke-hoach-va-ket-qua-hoat-dong-cua-co-so-giao-duc-mam-non.jpg)
Cơ sở giáo dục mầm non phải công khai thông tin về kế hoạch và kết quả hoạt động gì theo quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT?
![Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/THV/cong-khai-thong-tin-co-so-vat-chat-cua-co-so-giao-duc-mam-non.jpg)
Cơ sở giáo dục mầm non cần công khai những thông tin gì về cơ sở vật chất theo quy định tại Thông tư 09/2024/TT-BGDĐT?
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Phạm vi tài sản kết cấu hạ tầng thủy lợi được cho thuê quyền khai thác? Bên thuê quyền khai thác tài sản có nghĩa vụ thế nào?
- Quy định 231-QĐ/TW về bảo vệ người đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí tiêu cực? Tải về toàn văn 231-QĐ/TW?
- Mẫu đơn đề nghị chấp thuận vị trí nút giao đấu nối tạm vào đường bộ đang khai thác mới nhất là mẫu nào theo Nghị định 165?
- Mức phạt vi phạm về báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động hiện nay? Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động?
- Phòng tổ chức cán bộ thuộc Tòa án nhân dân cấp tỉnh có chức năng gì? Phòng tổ chức cán bộ có nhiệm vụ, quyền hạn gì?