Trong công tác chuẩn bị quy hoạch cảng hàng không thì nguồn dữ liệu thông tin có thể thu thập từ các cơ quan nào?
Trong công tác chuẩn bị quy hoạch cảng hàng không thì nguồn dữ liệu thông tin có thể thu thập từ các cơ quan nào?
Căn cứ theo Mục 6.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12575:2019 thì yêu cầu về thông tin đối với cảng hàng không có quy định như sau:
Yêu cầu về thông tin
6.3.1 Nội dung thông tin gồm:
a) Các dữ liệu về việc khai thác sử dụng CHK;
b) Các dữ liệu về giao thông;
c) Các quy định và các chính sách vận chuyển của nhà nước;
d) Các dữ liệu khác liên quan.
6.3.2 Nguồn dữ liệu có thể thu thập từ:
a) Các cơ sở lưu trữ và ngân hàng dữ liệu quốc gia;
b) Các tổ chức tài chính;
c) Các cơ quan quản lý địa phương và quốc gia;
d) Các văn phòng khu vực hàng không;
e) Các đơn vị chức năng của ngành hàng không;
f) Các hiệp hội thương mại hàng không;
g) Các cơ quan quốc tế liên quan;
h) Các cơ quan quy hoạch quốc gia và địa phương;
i) Các ấn phẩm khác của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO);
j) Hồ sơ ghi chép của cơ quan quản lý CHK, các hãng hàng không và những chủ thể sử dụng khác;
k) Liệt kê danh mục tài liệu tham khảo và các chủ thể có thể cung cấp những thông tin liên quan.
Như vậy, về nguồn dữ liệu có thể thu thập được từ:
- Các cơ sở lưu trữ và ngân hàng dữ liệu quốc gia;
- Các tổ chức tài chính;
- Các cơ quan quản lý địa phương và quốc gia;
- Các văn phòng khu vực hàng không;
- Các đơn vị chức năng của ngành hàng không;
- Các hiệp hội thương mại hàng không;
- Các cơ quan quốc tế liên quan;
- Các cơ quan quy hoạch quốc gia và địa phương;
- Các ấn phẩm khác của Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (ICAO);
- Hồ sơ ghi chép của cơ quan quản lý CHK, các hãng hàng không và những chủ thể sử dụng khác;
- Liệt kê danh mục tài liệu tham khảo và các chủ thể có thể cung cấp những thông tin liên quan.
Trong công tác chuẩn bị quy hoạch cảng hàng không thì nguồn dữ liệu thông tin có thể thu thập từ các cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Quy hoạch cảng hàng không chia làm mấy giai đoạn và từng giai đoạn có thời hạn quy hoạch là bao lâu?
Theo Mục 6.4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12575:2019 quy định về thời hạn quy hoạch của từng giao đoạn như sau:
- Giai đoạn lập quy hoạch dài hạn: 20 năm, giai đoạn này phải xét đến các quy hoạch khác của địa phương như quy hoạch sử dụng đất và giao thông để đảm bảo mục tiêu thống nhất;
- Giai đoạn lập quy hoạch trung hạn 10 năm, giai đoạn này phải xác định chính xác các yêu cầu phát triển và ước tính các chi phí liên quan;
- Giai đoạn lập quy hoạch ngắn hạn: 5 năm
Giai đoạn quy hoạch ngắn hạn: giải quyết chi tiết các nhu cầu của công trình và ước toán kinh phí. Ước toán này phải đủ chính xác cho phép lập kế hoạch tài chính và dự toán ngân sách thống nhất với các chương trình cấp vốn cho CHK ở cấp quốc gia, cũng như quá trình lập dự toán ngân sách địa phương.
Theo đó, sẽ bao gồm 03 giai đoạn trong quy hoạch cảng hàng không đó là: Giai đoạn lập quy hoạch dài hạn là 20 năm; Giai đoạn lập quy hoạch trung hạn là 10 năm và giai đoạn lập quy hoạch ngắn hạn là 5 năm.
Các dự báo phải được thực hiện trong quy hoạch cảng hàng không như thế nào?
Tại Mục 7.3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 12575:2019 quy định về các dự báo phải thực hiện trong quy hoạch cảng hàng không như sau:
Các dự báo phải thực hiện
7.3.1 Các hạng mục phải dự báo và số liệu dự báo liên quan đến các yêu cầu quy hoạch từng CHK được làm chính xác dần trong quá trình quy hoạch. Phải thống kê và dự báo các nội dung sau:
- Tăng trưởng lưu lượng hành khách, hàng hóa;
- Các tuyến đường bay,
- Các loại tàu bay khai thác,
- Tần suất tàu bay được quy về tàu bay tính toán theo yêu cầu sử dụng cho mục đích quy hoạch CHK.
7.3.2 Dự báo gốc đầu tiên là dự báo lưu lượng hành khách hàng hóa dựa trên cơ sở dữ liệu thống kê, ít nhất 5 năm.
7.3.3 Xác định quy mô công trình theo lưu lượng ở thời gian cao điểm, chủ yếu là “giờ cao điểm”. “Giờ cao điểm” có thể xác định theo quy trình riêng trên cơ sở dữ liệu dự báo về:
a) Số lượng hành khách, hàng hóa, bưu phẩm hàng năm, quốc tế và quốc nội, thường lịch và không thường lịch, đi, đến, quá cảnh và nối chuyến.
b) Hoạt động của tàu bay trong giờ cao điểm tính toán và lưu lượng hành khách, hàng hóa và bưu phẩm đi, đến theo các hạng mục và công trình khác nhau.
c) Ngày hoạt động trung bình của tàu bay trong tháng cao điểm và lưu lượng khách, hàng hóa, bưu phẩm theo phân loại ở mục a trên được sử dụng cho mục đích quy hoạch công trình
d) Các hãng hàng không khai thác CHK theo cơ cấu tuyến bay, quốc nội và quốc tế để quy hoạch, công trình làm thủ tục, văn phòng và duy tu bảo dưỡng và để kiểm tra chéo như mục a đến c ở trên.
e) Loại tàu bay sử dụng CHK, bao gồm số lượng từng loại tàu bay chủ yếu và tỉ lệ của chúng trong thời gian cao điểm.
g) Số lượng tàu bay sở hữu của CHK (tàu bay có vị trí đỗ thường xuyên qua đêm tại CHK) thường lịch, tàu bay của nhà vận chuyển không thường lịch và tàu bay hàng không chung. Cơ sở bảo dưỡng và bảo dưỡng ngoại trường các loại tàu bay, yêu cầu đối với khu vực phục vụ các hãng hàng không và đường ra vào.
h) Hệ thống đường ra vào giữa CHK và khu vực mà nó phục vụ.
i) Số lượng khách đưa đón, tham quan đến CHK và số lượng nhân viên hàng không được sử dụng để quy hoạch công trình, có thể có các yêu cầu về chỗ ở.
7.3.4 Phải phân loại cụ thể hàng hóa theo khối lượng, thời gian và yêu cầu công trình phục vụ. Các khu vực xếp dỡ hàng hóa được quy hoạch trên cơ sở số m2 cho mỗi tấn hàng hóa cần xử lý trong một đơn vị thời gian.
Phải dự báo riêng hoạt động của tàu bay chở hàng để tránh các giờ cao điểm.
7.3.5 Nếu lưu lượng bưu phẩm ít, được chở kết hợp trên tàu bay, thì dự báo chỉ nhằm xác định các yêu cầu về không gian trong nhà ga. Nếu bưu phẩm nhiều, phải chuyển từ mặt đất sang tàu bay tương tự như hàng hóa thì phải xác định không gian nhà ga và theo quy trình giống như vận chuyển hàng hóa.
7.3.6 Xem xét hàng không chung và các hoạt động thuê tàu bay: Các hoạt động hàng không chung thường khó dự báo vì chúng không phản ánh được các đặc điểm kinh tế xã hội của khu vực hoặc không phản ánh xu hướng ổn định. Hàng không chung và các hoạt động không thường lịch cần phải bố trí tránh xa giờ cao điểm.
7.3.7 Việc lựa chọn dự báo tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể, việc xử lý dự báo phụ thuộc vào các phương pháp dự báo, nhu cầu quy hoạch. Mức độ chi tiết dự báo phụ thuộc vào thời hạn dự báo.
CHÚ THÍCH: Ví dụ, khi xác định yêu cầu về đất đai để lựa chọn hoặc mở rộng địa điểm xây dựng CHK trong giai đoạn đầu thì chỉ cần những chỉ tiêu mang tính khái quát. Các dự báo này thực hiện cho ít nhất 20 năm tương lai.
7.3.8 Những yêu cầu trong tương lai theo tuổi thọ dự báo của CHK được xem xét chung tổng thể có giá trị dự trữ cho việc mở rộng CHK. Thời gian dự báo đó có thể ngắn hơn hoặc dài hơn so với dự báo về nhu cầu mở rộng dự kiến.
7.3.9 Thời hạn dự báo:
Dự báo dài hạn chỉ là những định hướng khái quát cần thiết cho việc lập quy hoạch dài hạn. Dự báo này lập cho giai đoạn đến 20 năm
Dự báo trung hạn từ 10 năm và thường lập 5 năm một lần nhằm tránh sự ngắt quãng của dự báo dài hạn và đảm bảo thông tin trung gian cho các giai đoạn phát triển sau này.
Dự báo ngắn hạn 5 năm phục vụ cho thực tế xây dựng công trình theo mức độ tăng trưởng giao thông, nó sai số ít hơn.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thông tư 50 2024 quy định ngân hàng không gửi tin nhắn SMS thư điện tử có chứa link cho khách hàng từ ngày 1 1 2025?
- Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe thế nào?
- Mẫu bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất? Cách viết bản nhận xét đánh giá cán bộ 3 năm gần nhất chi tiết?
- Cơ sở dữ liệu quốc gia về hoạt động xây dựng bao gồm các thông tin nào về dự án đầu tư xây dựng?
- Đu trend nhìn lên bầu trời sẽ thấy vì tinh tú có bị xử phạt hành chính không? Có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?