Trong công tác điều tra xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ cần chuẩn bị những gì? Các trang bị nào cần có trong việc điều tra ô nhiễm bom mìn vật nổ?
Trong công tác điều tra xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ cần chuẩn bị những gì?
Căn cứ Điều 8 Quy trình kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 121/2021/TT-BQP quy định về công tác chuẩn bị điều tra xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ như sau:
- Thu thập, đánh giá thông tin lưu trữ tại địa phương và Trung tâm Cơ sở dữ liệu bom mìn quốc gia/Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC).
- Xây dựng kế hoạch điều tra xác định khu vực ô nhiễm BMVN trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo Mẫu ĐT-01 Phụ lục I ban hành kèm theo Quy trình này.
- Hiệp đồng với các cơ quan, địa phương có liên quan, gồm:
+ Về kế hoạch, thời gian thực hiện điều tra;
+ Xác định số lượng các hộ gia đình tham gia phỏng vấn;
+ Thu thập thông tin các dự án, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và hoạt động dân sinh liên quan đến khu vực điều tra;
+ Đối chiếu, điều chỉnh trên bản đồ với thực địa, ghi tọa độ GPS của khu vực phải tiến hành điều tra (nếu cần);
- Chuẩn bị về lực lượng, trang bị và triển khai kế hoạch điều tra đã hiệp đồng.
Công tác điều tra xác định khu vực ô nhiễm bom mìn vật nổ (hình từ Internet)
Các trang bị nào cần có trong việc điều tra ô nhiễm bom mìn vật nổ?
Tại Điều 9 Quy trình kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 121/2021/TT-BQP có quy định
Điều tra ô nhiễm bom mìn vật nổ
1. Trường hợp áp dụng: khu vực ô nhiễm nhưng chưa xác định mức độ, phạm vi ô nhiễm và khu vực nghi ngờ ô nhiễm BMVN.
2. Trang bị gồm:
a) Phương tiện chở người (ô tô đến 16 chỗ, xe máy và các phương tiện khác);
b) Thiết bị định vị vệ tinh cầm tay (GPS);
c) Máy tính xách tay, máy tính bảng;
d) Bộ dụng cụ đo vẽ bản đồ và bản đồ khổ A3 (bản đồ VN 2000 địa hình tỷ lệ phù hợp với các lớp dữ liệu bao gồm 6 chủ đề chính: Địa hình, thủy hệ, giao thông, dân cư, thực vật và hành chính);
đ) Trang thiết bị y tế.
3. Trình tự thực hiện:
a) Thu thập, phân tích, đánh giá thông tin lưu trữ gồm:
- Kết quả dự án ĐT, KS, RPBM đã được thực hiện tại địa phương; báo cáo về kết quả RPBM và thông tin về các loại BMVN được phát hiện trong khu vực lân cận. Các thông tin trên phải được kiểm chứng và xác nhận nguồn cung cấp;
- Dữ liệu quốc gia về BMVN được lưu trữ tại Trung tâm Cơ sở dữ liệu bom mìn quốc gia/VNMAC
b) Thông tin phỏng vấn lãnh đạo địa phương:
- Thực hiện phỏng vấn ít nhất đối với 05 cán bộ cấp xã, phường (đại diện lãnh đạo của Ủy ban nhân dân, phụ trách quân sự, phụ trách công an, cán bộ địa chính, cán bộ thống kê) và 2 cán bộ cấp thôn theo Mẫu ĐT-02, Mẫu ĐT-03, Mẫu ĐT-04 Phụ lục I ban hành kèm theo Quy trình này.
- Quá trình phỏng vấn, trường hợp người phỏng vấn phát hiện khu vực bị ô nhiễm, khu vực nghi ngờ bị ô nhiễm, khu vực đã được rà phá thì đề nghị xác định cụ thể trên bản đồ.
c) Thông tin phỏng vấn các hộ gia đình:
- Tổ điều tra thực hiện phỏng vấn ghi chép các câu trả lời của nhân chứng đại diện cho từng hộ gia đình theo Mẫu ĐT-05 Phụ lục I ban hành kèm theo Quy trình này; tỷ lệ phỏng vấn đối với các hộ gia đình tại khu vực dự án tối thiểu là 50% đối với khu vực miền núi, trung du và 25% đối với đồng bằng, đô thị.
- Quá trình phỏng vấn, cán bộ phỏng vấn thu thập thông tin về tình hình khu vực bị ô nhiễm, khu vực nghi ngờ bị ô nhiễm, khu vực đã được rà phá và đánh dấu, khoanh tròn trên bản đồ xã (tỷ lệ không nhỏ hơn 1:500) các khu vực còn ô nhiễm BMVN; các vị trí bị bắn phá (bằng không quân, tàu chiến) và giao tranh trên mặt đất; vị trí là căn cứ, kho quân sự trước đây; vị trí mà nhân chứng đã thấy BMVN; vị trí chôn (tập kết) BMVN do người dân thu gom được; vị trí xảy ra tai nạn đối với người, vật nuôi do BMVN gây ra. Mỗi nạn nhân tai nạn do BMVN gây ra, cán bộ điều tra lập thành một phiếu thông tin theo Mẫu ĐT-06 Phụ lục I ban hành kèm theo Quy trình này.
d) Quan sát thực địa:
Trên cơ sở những thông tin thu thập được quy định tại điểm c khoản này, tổ điều tra tiến hành quan sát tại thực địa để xác định tại chỗ về khu vực bị ô nhiễm, khu vực nghi ngờ bị ô nhiễm, khu vực đã được rà phá và đánh dấu vào bản đồ.
Như vậy trang bị trong công tác điều tra gồm có:
- Phương tiện chở người (ô tô đến 16 chỗ, xe máy và các phương tiện khác);
- Thiết bị định vị vệ tinh cầm tay (GPS);
- Máy tính xách tay, máy tính bảng;
- Bộ dụng cụ đo vẽ bản đồ và bản đồ khổ A3 (bản đồ VN 2000 địa hình tỷ lệ phù hợp với các lớp dữ liệu bao gồm 6 chủ đề chính: Địa hình, thủy hệ, giao thông, dân cư, thực vật và hành chính);
- Trang thiết bị y tế.
Tiêu chí để xác định khu vực không ô nhiễm bom mìn vật nổ căn cứ vào đâu?
Theo Điều 10 Quy trình kỹ thuật điều tra, khảo sát, rà phá bom mìn vật nổ do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 121/2021/TT-BQP có quy định thì:
Phân tích kết quả, lập báo cáo
1. Đội trưởng trên cơ sở báo cáo của các tổ điều tra, tổng hợp, so sánh kết quả ĐT với các dữ liệu được lưu trữ để phân tích, xác định khu vực ô nhiễm BMVN hoặc khu vực nghi ngờ ô nhiễm BMVN hoặc khu vực không ô nhiễm BMVN, xác lập bản đồ kết quả ĐT, lập báo cáo theo Mẫu ĐT-07 Phụ lục I ban hành kèm theo Quy trình này.
2. Tiêu chí xác định khu vực ô nhiễm BMVN, khu vực nghi ngờ ô nhiễm BMVN và khu vực không ô nhiễm BMVN như sau:
a) Căn cứ xác định khu vực ô nhiễm BMVN
- Khu vực đã có hoạt động quân sự hoặc xảy ra xung đột vũ trang;
- Khu vực được người dân xác định đã nhìn thấy BMVN hoặc phát hiện có bộ phận của BMVN hoặc hố bom;
- Khu vực đã xảy ra tai nạn đối với người, vật nuôi do BMVN gây ra;
- Khu vực lân cận đã phát hiện có BMVN trong quá trình RPBM;
- Tài liệu lưu trữ, báo cáo về sự tồn tại của BMVN tại cuộc điều tra trước.
b) Căn cứ xác định khu vực nghi ngờ ô nhiễm BMVN
- Dữ liệu lịch sử các cuộc ném bom của không quân đối phương được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia;
- Thông tin đáng tin cậy của người dân cung cấp đã từng thấy BMVN, mô tả được hình dáng, thời gian;
- Khu vực không tiếp cận được do bị nghi ngờ là có nguy hiểm về BMVN.
c) Căn cứ xác định khu vực không ô nhiễm BMVN: Không có các thông tin quy định tại điểm a, điểm b khoản này.
Như vậy căn cứ xác định khu vực nghi ngờ ô nhiễm bom mìn vật nổ theo các tiêu chí sau đây:
- Dữ liệu lịch sử các cuộc ném bom của không quân đối phương được lưu giữ tại Trung tâm lưu trữ quốc gia;
- Thông tin đáng tin cậy của người dân cung cấp đã từng thấy bom mìn vật nổ, mô tả được hình dáng, thời gian;
- Khu vực không tiếp cận được do bị nghi ngờ là có nguy hiểm về bom mìn vật nổ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công chức thay đổi vị trí việc làm bị chuyển ngạch công chức khi nào? Hình thức, nội dung và thời gian thi tuyển công chức?
- Cán bộ, công chức nghỉ hưu ở tuổi cao hơn có nguyện vọng nghỉ làm việc thì xử lý như thế nào theo Nghị định 83?
- Tải mẫu thông báo về việc người bào chữa tham gia tố tụng trong vụ án hình sự mới nhất? Quy định về việc lựa chọn người bào chữa?
- Ngày yêu cầu ra quyết định buộc thi hành án hành chính tính từ ngày nào? Quyết định buộc thi hành án phải được gửi đến những ai?
- Trực tiếp chung kết lượt về Việt Nam Thái Lan 02 01 AFF Cup 2024? Xem trực tiếp chung kết AFF Cup 2024? Nghĩa vụ của vận động viên đội tuyển quốc gia?