Trong công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không thì việc cung cấp thông tin về tàu bay đang nguy khẩn như thế nào?
- Trong công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không thì việc cung cấp thông tin về tàu bay đang nguy khẩn như thế nào?
- Trong công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không việc hiệp đồng cho các giai đoạn khẩn nguy sẽ thực hiện ra sao?
- Công tác hiệp đồng tìm kiếm tàu bay lâm nạn khi có nhiều nước cùng tham gia cứu nạn thì thực hiện như thế nào?
Trong công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không thì việc cung cấp thông tin về tàu bay đang nguy khẩn như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 159 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Cung cấp thông tin về tàu bay khẩn nguy
1. Các tổ chức, cá nhân nếu phát hiện được hoặc có thông tin về tàu bay trong tình trạng khẩn nguy phải thông báo ngay cho trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không, trung tâm khẩn nguy sân bay hay cơ sở SAR, cơ sở ATS hay cơ quan có liên quan biết.
2. Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không, trung tâm khẩn nguy sân bay khi nhận được thông tin phải đánh giá ngay nội dung và dự tính khả năng diễn biến hoạt động tiếp theo; kịp thời thông báo ngay cho các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Theo đó, trong công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không thì việc cung cấp thông tin về tàu bay đang nguy khẩn như sau:
Các tổ chức, cá nhân nếu phát hiện được hoặc có thông tin về tàu bay trong tình trạng khẩn nguy phải thông báo ngay cho trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không, trung tâm khẩn nguy sân bay hay cơ sở SAR, cơ sở ATS hay cơ quan có liên quan biết.
Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không, trung tâm khẩn nguy sân bay khi nhận được thông tin phải đánh giá ngay nội dung và dự tính khả năng diễn biến hoạt động tiếp theo;
Kịp thời thông báo ngay cho các cơ quan, đơn vị có liên quan.
Như vậy, trong công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không thì việc cung cấp thông tin về tàu bay đang nguy khẩn sẽ thực hiện theo quy định trên.
Cứu nạn hàng không (Hình từ Internet)
Trong công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không việc hiệp đồng cho các giai đoạn khẩn nguy sẽ thực hiện ra sao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 160 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Hiệp đồng cho các giai đoạn khẩn nguy
1. Cơ sở SAR khi nhận được thông tin tàu bay đang trong giai đoạn hồ nghi, giai đoạn báo động, giai đoạn khẩn nguy hoặc tai nạn phải nhanh chóng đánh giá, phân tích, xử lý thông tin và có hành động xử lý phù hợp.
2. Trong trường hợp thông tin nhận được không phải từ cơ sở ATS, cơ sở SAR phải đánh giá, xác định giai đoạn tương ứng và phải thực hiện phương thức áp dụng cho từng giai đoạn nêu tại Khoản 1 Điều này theo hướng dẫn tại kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn HKDD, kế hoạch khẩn nguy sân bay.
Theo đó, trong công tác phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng không việc hiệp đồng cho các giai đoạn khẩn nguy sẽ thực hiện như sau:
Cơ sở SAR khi nhận được thông tin tàu bay đang trong giai đoạn hồ nghi, giai đoạn báo động, giai đoạn khẩn nguy hoặc tai nạn phải nhanh chóng đánh giá, phân tích, xử lý thông tin và có hành động xử lý phù hợp.
Trong trường hợp thông tin nhận được không phải từ cơ sở ATS, cơ sở SAR phải đánh giá, xác định giai đoạn tương ứng và phải thực hiện phương thức áp dụng cho từng giai đoạn nêu tại khoản 1 Điều này theo hướng dẫn tại kế hoạch tìm kiếm, cứu nạn HKDD, kế hoạch khẩn nguy sân bay.
Như vậy, việc hiệp đồng cho các giai đoạn khẩn nguy sẽ thực hiện theo trình tự trên.
Công tác hiệp đồng tìm kiếm tàu bay lâm nạn khi có nhiều nước cùng tham gia cứu nạn thì thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 161 Thông tư 19/2017/TT-BGTVT như sau:
Công tác hiệp đồng tìm kiếm tàu bay lâm nạn
1. Đối với tàu bay mà không xác định được vị trí, việc hiệp đồng tìm kiếm và cứu nạn được thực hiện như sau:
a) Trong trường hợp tàu bay được công bố trong giai đoạn khẩn nguy mà không xác định rõ vị trí và đánh giá có thể ở trong một hoặc nhiều vùng tìm kiếm và cứu nạn, trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không bắt đầu tiến hành các hành động theo quy định tại Điều 162 của Thông tư này và trao đổi với các trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn kế cận để thống nhất chỉ định một trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn thực hiện trách nhiệm ngay lập tức;
b) Sau khi tuyên bố giai đoạn khẩn nguy, trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không đang hiệp đồng hoạt động tìm kiếm phải thông báo cho tất cả các trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn tham gia hoạt động này về các tình huống khẩn cấp và các diễn biến tiếp theo. Khi nhận được hay có bất kỳ thông tin nào, các trung tâm này thông báo ngay cho trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không đang điều phối hoạt động tìm kiếm.
2. Chuyển thông tin đến tàu bay mà đã được tuyên bố trong giai đoạn khẩn nguy: Trung tâm phối hợp tìm kiếm, cứu nạn hàng không chịu trách nhiệm điều phối các hoạt động tìm kiếm, cứu nạn chuyển ngay thông tin về các hoạt động tìm kiếm đã được bắt đầu tới cơ sở ATS trong FIR có tàu bay khẩn nguy đang hoạt động để thông tin này có thể chuyển đến được tàu bay.
3. Khi nhiều nước tham gia hoạt động trong vùng tìm kiếm, cứu nạn, việc tham gia hoạt động tìm kiếm, cứu nạn phải phù hợp với kế hoạch do trung tâm đang điều phối hoạt động tìm kiếm cứu nạn hàng không yêu cầu.
Như vậy, công tác hiệp đồng tìm kiếm tàu bay lâm nạn khi có nhiều nước cùng tham gia cứu nạn thì phải phù hợp với kế hoạch do trung tâm đang điều phối hoạt động tìm kiếm cứu nạn hàng không yêu cầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng là mẫu nào? Tải về Mẫu biên bản kiểm phiếu bầu cử trong Đảng?
- Mẫu biên bản ký kết thi đua dùng cho Chi bộ? Sinh hoạt chi bộ thường kỳ gồm có những nội dung gì?
- Báo cáo nghiên cứu khả thi và báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng có gì khác không?
- Thời hạn cho vay nội bộ trong hợp tác xã là bao lâu? Quy định về cho vay nội bộ trong Điều lệ hợp tác xã gồm nội dung gì?
- Cách viết ý kiến nhận xét chi ủy nơi cư trú đối với đảng viên dự bị? Thời gian làm Đảng viên dự bị là bao lâu?